Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Gợi ý làm bài:
    • Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
    • Thân bài:
    Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ và tình người tha thiết:

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

    + Câu hỏi tu từ mở đầu mang nhiều sắc thái: là một lời tự vấn, lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần.

    + Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông: cảnh vật tinh khôi, trong trẻo, mướt xanh trong nắng sớm mai; con người kín đáo, phúc hậu. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả.

    Khổ 2: Cảnh trời, mây, sông nước và niềm đau cô lẻ, chia lìa:

    Gió theo lối gió, mây đường mây,
    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
    Có chở trăng về kịp tối nay?

    + Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió mây chia lìa đôi ngả, “ dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt.

    + Hai câu sau tả cảnh dòng sông trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ.

    Nghệ thuật:

    – Từ ngữ chọn lọc, hình ảnh độc đáo, giàu sức gợi, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.

    – Sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

    – Câu hỏi tu từ phù hợp với tâm trạng.

    – Giọng điệu khi tha thiết, khi đắm say, khi khắc khoải, u buồn
    • Kết bài:
    Đoạn thơ kết tinh sự sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc đáo của Hàn Mặc Tử, thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu dời, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ.