Đại số 7 - Chương 1 - Tập hợp Q các số hữu tỉ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 7 sgk toán 7 tập 1. Điền kí hiệu (∈, ∉, ⊂) thích hợp vào ô vuông

    $- 3 \square \mathbb{N}$ ;

    $ -3 \square \mathbb{Z}$;

    $-3 \square \mathbb{Q}$;

    $-\frac{2}{3} \square \mathbb{Z}$

    $-\frac{2}{3} \square \mathbb{Q}$

    $\mathbb{N} \square \mathbb{Z} \square \mathbb{Q}$

    Lời giải:

    $-3 \notin \mathbb{N}$

    $-3 \in \mathbb{Q}$

    $-\frac{2}{3} \notin \mathbb{Z}$

    $-\frac{2}{3} \notin \mathbb{Q}$

    $\mathbb{N} \subset \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q}$






    Bài 2 trang 7 sgk toán 7 tập 1. Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{3}{-4}\):

    \(\frac{-12}{15} ; \frac{-15}{20}; \frac{24}{-32}; \frac{-20}{28}; \frac{-27}{36}\)

    Lời giải:

    \(\frac{24}{-32} = \frac{24:8}{-32:8} = \frac{3}{-4}\)

    \(\frac{-15}{20} = \frac{-15: (-5)}{20 : (-5)} = \frac{3}{-4}\)

    \(\frac{27}{-36} = \frac{-27: (-9)}{36 : (-9)} = \frac{3}{-4}\)

    \(\frac{-12}{15} \neq \frac{3}{-4} ; \frac{-20}{28} \neq \frac{3}{-4}\)

    Vậy những phân số biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{3}{-4}\) là : \(\frac{-15}{20}; \frac{24}{-32}; \frac{-27}{36}\)






    Bài 3 trang 8 sgk toán 7 tập 1. So sánh các số hữu tỉ:

    a)\(x = \frac{2}{-7}\) và \(y = \frac{-3}{11}\)

    b) \(x = \frac{-213}{300}\) và \(y = \frac{18}{-25}\)

    c) x = -0,75 và \(y = \frac{-3}{4}\)

    Lời giải:

    a)\(x = \frac{2}{-7} = \frac{-22}{77}; y = \frac{-3}{11} = \frac{-21}{77}\)

    Vì -22 < -21 và 77> 0 nên x <y

    b)\(y = \frac{18}{-25} = \frac{18(-12)}{-25(-12)} = \frac{-216}{300}; x = \frac{-213}{300}\)

    Vì -216 < -213 và 300 > 0 nên y < x

    c)\(x = -0,75 = \frac{-75}{100} = \frac{-3}{4}; y = \frac{-3}{4}\)

    Vậy $x=y$






    Bài 4 trang 8 sgk toán 7 tập 1. So sánh số hữu tỉ \(\frac{a}{b}\) ( a,b ∈ Z, b # 0) với số 0 khi a, b cùng dấu và khi a, b khác dấu

    Lời giải:

    Với a, b ∈ Z, b> 0

    - Khi a , b cùng dấu thì \(\frac{a}{b}\) > 0

    - Khi a,b khác dấu thì \(\frac{a}{b}\) < 0

    Tổng quát: Số hữu tỉ \(\frac{a}{b}\) ( a,b ∈ Z, b # 0) dương nếu a,b cùng dấu, âm nếu a, b khác dấu, bằng 0 nếu a = 0






    Bài 5 trang 8 sgk toán 7 tập 1. Giả sử x = \(\frac{a}{m}\) ; y = \(\frac{b}{m}\) ( a, b, m ∈ Z, b # 0) và x < y. Hãy chứng tỏ rằng nếu chọn z = \(\frac{a + b}{2m}\) thì ta có x < z < y

    Lời giải:

    Theo đề bài ta có x = \(\frac{a}{m}\), y = \(\frac{b}{m}\) ( a, b, m ∈ Z, m > 0)

    Vì x < y nên ta suy ra a< b

    Ta có : x = \(\frac{2a}{2m}\), y = \(\frac{2b}{2m}\); z = \(\frac{a + b}{2m}\)

    Vì $a < b => a + a < a +b => 2a < a + b$

    Do $2a< a +b$ nên $x < z$ (1)

    Vì $a < b => a + b < b + b => a + b < 2b$

    Do $a+b < 2b$ nên $z < y$ (2)

    Từ (1) và (2) ta suy ra $x < z< y$