Đại số 9 - Chương 1 - Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 6 trang 10 sgk Toán 9 - tập 1. Với giá trị nào của a thì mỗi căn thức sau có nghĩa:

    a) \( \sqrt{\frac{a}{3}}\), b) \(\sqrt{-5a}\); c) \( \sqrt{4 - a}\); d) \( \sqrt{3a + 7}\)

    Hướng dẫn giải:

    a) \( \sqrt{\frac{a}{3}}\) có nghĩa khi \(\frac{a}{3}\geq 0\Leftrightarrow a\geq 0\)

    b) \(\sqrt{-5a}\) có nghĩa khi \(-5a\geq 0\Leftrightarrow a\leq \frac{0}{-5}\Leftrightarrow a\leq 0\)

    c) \( \sqrt{4 - a}\) có nghĩa khi \(4-a\geq 0\Leftrightarrow a\leq 4\)

    d) \( \sqrt{3a + 7}\) có nghĩa khi \(3a+7\geq 0\Leftrightarrow a\geq \frac{-7}{3}\)





    Bài 7 trang 10 SGK Toán 9 tập 1. Tính

    a) \(\sqrt {{{\left( {0,1} \right)}^2}}\) b) \(\sqrt {{{\left( { - 0,3} \right)}^2}}\)

    c) \( - \sqrt {{{\left( { - 1,3} \right)}^2}} \) d) \( - 0,4\sqrt {{{\left( { - 0,4} \right)}^2}} \)

    Hướng dẫn làm bài:

    a) \(\sqrt {{{\left( {0,1} \right)}^2}} = \left| {0,1} \right| = 0,1\)

    b) \(\sqrt {{{\left( { - 0,3} \right)}^2}} = \left| { - 0,3} \right| = 0,3\)

    c) \( - \sqrt {{{\left( { - 1,3} \right)}^2}} = - \left| { - 0,3} \right| = 0,3\)

    d) \(- 0,4\sqrt {{{\left( { - 0,4} \right)}^2}} = - 0,4.\left| {0,4} \right| = - 0,4.0,4 = - 0,16\)




    Bài 8 trang 10 sgk Toán 9 - tập 1. Rút gọn các biểu thức sau:

    a) \(\sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)}^2}} \) ; b) \(\sqrt {{{\left( {3 - \sqrt {11} } \right)}^2}} \)

    c) \(2\sqrt {{a^2}} \) với a ≥ 0; d) \(3\sqrt {{{\left( {a - 2} \right)}^2}} \) với a < 2.

    Hướng dẫn giải:

    a) \(\sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)}^2}} = \left| {2 - \sqrt 3 } \right| = 2 - \sqrt 3 \)

    (vì \(2 = \sqrt 4 > \sqrt 3\) nên \(2 - \sqrt 3 > 0\) )

    b) \(\sqrt {{{\left( {3 - \sqrt {11} } \right)}^2}} = \left| {3 - \sqrt {11} } \right| = - \left( {3 - \sqrt {11} } \right) = \sqrt {11} - 3\)

    c) \(2\sqrt {{a^2}} = 2\left| a \right| = 2{\rm{a}}\) (vì a ≥ 0)

    d) \(3\sqrt {{{\left( {a - 2} \right)}^2}} = 3\left| {a - 2} \right|\)

    Vì a < 2 nên a - 2 < 0. Do đó │a - 2│= -(a - 2) = 2 - a.

    Vậy \(3\sqrt {{{\left( {a - 2} \right)}^2}} = 3\left( {2 - a} \right) = 6 - 3a\)




    Bài 9 trang 11 sgk Toán 9 - tập 1. Tìm x biết:

    a) \(\sqrt {{x^2}} = 7\) ;

    b) \(\sqrt {{x^2}} = \left| { - 8} \right| \)

    c) \(\sqrt {4{{\rm{x}}^2}} = 6\)

    d) \(\sqrt {9{{\rm{x}}^2}} = \left| { - 12} \right|\);

    Hướng dẫn giải:

    a)

    \(\eqalign{
    & \sqrt {{x^2}} = 7 \cr
    & \Leftrightarrow \left| x \right| = 7 \cr
    & \Leftrightarrow x = \pm 7 \cr} \)

    b)

    \(\eqalign{
    & \sqrt {{x^2}} = \left| { - 8} \right| \cr
    & \Leftrightarrow \left| x \right| = 8 \cr
    & \Leftrightarrow x = \pm 8 \cr} \)

    c)

    \(\eqalign{
    & \sqrt {4{{\rm{x}}^2}} = 6 \cr
    & \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {2{\rm{x}}} \right)}^2}} = 6 \cr
    & \Leftrightarrow \left| {2{\rm{x}}} \right| = 6 \cr
    & \Leftrightarrow 2{\rm{x}} = \pm 6 \cr
    & \Leftrightarrow x = \pm 3\cr} \)

    d)

    \(\eqalign{
    & \sqrt {9{{\rm{x}}^2}} = \left| { - 12} \right| \cr
    & \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {3{\rm{x}}} \right)}^2}} = 12 \cr
    & \Leftrightarrow \left| {3{\rm{x}}} \right| = 12 \cr
    & \Leftrightarrow 3{\rm{x}} = \pm 12 \cr
    & \Leftrightarrow x = \pm 4 \cr} \)




    Bài 10 trang 11 sgk Toán 9 - tập 1. Chứng minh

    a) \((\sqrt{3}- 1)^{2}= 4 - 2\sqrt{3}\);

    b) \(\sqrt{4 - 2\sqrt{3}}- \sqrt{3} = -1\)

    Hướng dẫn giải:

    a) \({\left( {\sqrt 3 - 1} \right)^2} = {\left( {\sqrt 3 } \right)^2} - 2\sqrt 3 .1 + {1^2}\)

    \( = 3 - 2\sqrt 3 + 1 = 4 - 2\sqrt 3 \)

    b) Từ câu a có \(4 - 2\sqrt 3 = {\left( {\sqrt 3 - 1} \right)^2}\)

    Do đó: \(\sqrt {4 - 2\sqrt 3 - } \sqrt 3 = \sqrt {{{\left( {\sqrt 3 - 1} \right)}^2}} - \sqrt 3 \)

    \(= \left| {\sqrt 3 - 1} \right|.\sqrt 3 = \sqrt 3 - 1 - \sqrt 3 = - 1\)

    (vì \(\sqrt 3 > \sqrt 1 = 1\) nên \(\sqrt 3 - 1 > 0\) )




    Bài 11 trang 11 sgk Toán 9 - tập 1. Tính:

    a) \(\sqrt{16}.\sqrt{25} + \sqrt{196}:\sqrt{49}\);

    b) \(36:\sqrt{2.3^2.18}-\sqrt{169}\);

    c) \(\sqrt{\sqrt{81}}\);

    d) \( \sqrt{3^{2}+4^{2}}\).

    Hướng dẫn giải:

    a) \(\sqrt{16}.\sqrt{25} + \sqrt{196}:\sqrt{49}=4.5+\frac{14}{7}=22\)

    b) \(36:\sqrt{2.3^2.18}-\sqrt{169}\)

    \(=\frac{36}{\sqrt{2.3^2.3^2.2}}-\sqrt{13}\)

    \(=\frac{36}{18}-13=-11\)

    c) \(\sqrt{\sqrt{81}}\)\(\sqrt{\sqrt{9^2}}=\sqrt{|9|}=\sqrt{9}=3\)

    d) \(\sqrt{3^{2}+4^{2}}=\sqrt{16+9}=\sqrt{25}=5\)




    Bài 12 trang 11 sgk Toán 9 - tập 1. Tìm x để mỗi căn thức sau có nghĩa:

    a)\( \sqrt{2x + 7}\); c) \(\sqrt {{1 \over { - 1 + x}}} \)

    b) \( \sqrt{-3x + 4}\) d) \( \sqrt{1 + x^{2}}\)

    Hướng dẫn giải:

    a)

    \(\sqrt{2x + 7}\) có nghĩa khi và chỉ khi:

    \(2x + 7\geq 0\Leftrightarrow x\geq \frac{-7}{2}\)

    b)

    \(\sqrt{-3x + 4}\) có nghĩa khi và chỉ khi:

    \(-3x + 4\geq 0\Leftrightarrow 3x\leq 4\Leftrightarrow x\leq \frac{4}{3}\)

    c)

    \(\sqrt{\frac{1}{-1 + x}}\) có nghĩa khi và chỉ khi

    \(\frac{1}{-1 + x}\geq 0\) mà \(1>0\)\(\Rightarrow \frac{1}{-1+x}>0\) tức là \(-1+x>0\Leftrightarrow x>1\)

    d)

    \(\sqrt{1 + x^{2}}\)

    Vì \(x^2\geq 0\) với mọi số thực x nên \(1+x^2\geq 1>0\). Vậy căn thức trên luôn có nghĩa




    Bài 13 trang 11 sgk Toán 9 - tập 1.
    Rút gọn các biểu thức sau:

    a) \(2\sqrt {{a^2}} - 5a\) với a < 0. b) \( \sqrt{25a^{2}}\) + 3a với a ≥ 0.

    c) \(\sqrt {9{a^4}} + 3{a^2}\), d) \( 5\sqrt{4a^{6}}\) - \( 3a^{3}\) với a < 0

    Hướng dẫn giải:

    a)

    \(2\sqrt{a^2}-5a=2|a|-5a\)

    Vì \(a

    Nên \(2|a|-5a=-2a-5a=-7a\)

    b)

    \(\sqrt{9a^{4}}+3a^2=3|a^2|+3a^2=6a^2\)

    Vì \(a^2\geq 0\,\,\forall\,\, a\,\,\epsilon \,\,\mathbb{R}\Leftrightarrow |a^2|=a^2\)

    c)

    \(\sqrt{25a^{2}} + 3a=5|a|+3a=5a+3a=8a\)

    Vì \(a\geq 0\Rightarrow |a|=a\)

    d)

    \(5\sqrt{4a^{6}} - 3a^3\)

    \(=5.2.|a^3|-3a^3\)

    \(=10.(-a)^3-3a^3=-13a^3\)

    Vì \(a<0\) nên \(|a^3|=-a^3\)




    Bài 14 trang 11 sgk Toán 9 - tập 1. Phân tích thành nhân tử:

    a) \( x^{2}\) - 3. b) \( x^{2}\) - 6;

    c) \( x^{2}\) + \( 2\sqrt{3}\)x + 3; d) \( x^{2}\) - \( 2\sqrt{5}x\) + 5.

    Hướng dẫn giải:

    a)

    \(x^{2} - 3=x^2-(\sqrt{3})^2=(x-\sqrt{3})(x+\sqrt{3})\)

    b)

    \(x^{2}- 6=x^2-(\sqrt{6})^2=(x-\sqrt{6})(x+\sqrt{6})\)

    c)

    \(x^2+2\sqrt{3}x + 3=x^2+2.\sqrt{3}.x+(\sqrt{3})^2=(x+\sqrt{3})^2\)

    d)

    \(x^2-2\sqrt{5}x+5=x^2-2.\sqrt{5}.x+(\sqrt{5})^2=(x-\sqrt{5})^2\)




    Bài 15 trang 11 sgk Toán 9 - tập 1. Giải các phương trình sau:

    a) \({x^2} - 5 = 0\); b) \({x^2} - 2\sqrt {11} x + 11 = 0\)

    Hướng dẫn giải:

    a)

    \(\eqalign{
    & {x^2} - 5 = 0 \cr
    & \Leftrightarrow {x^2} - {\left( {\sqrt 5 } \right)^2} = 0 \cr
    & \Leftrightarrow \left( {x + \sqrt 5 } \right)\left( {x - \sqrt 5 } \right) = 0 \cr
    & \Leftrightarrow x = \sqrt 5 ;x = - \sqrt 5 \cr
    & S = \left\{ { - \sqrt 5 ;\sqrt 5 } \right\} \cr}\)

    b)

    \(\eqalign{
    & {x^2} - 2\sqrt {11} x + 11 = 0 \cr
    & \Leftrightarrow {x^2} - 2.x.\sqrt {11} + {\left( {\sqrt {11} } \right)^2} = 0 \cr
    & \Leftrightarrow {\left( {x - \sqrt {11} } \right)^2} = 0 \cr
    & \Leftrightarrow x = \sqrt {11} \cr
    & S = \left\{ {\sqrt {11} } \right\} \cr}\)




    Bài 16 trang 12 sgk Toán 9 - tập 1. Đố. Hãy tìm chỗ sai trong phép chứng minh "Con muỗi nặng bằng con voi" dưới đây.

    [​IMG]

    Giả sử con muỗi nặng m (gam), còn con voi nặng V (gam). Ta có

    \({m^2} + {V^2} = {V^2} + {m^2}\)

    Cộng hai về với -2mV. Ta có

    \({m^2} - 2mV + {V^2} = {V^2} - 2mV + {m^2}\)

    hay \({\left( {m - V} \right)^2} = {\left( {V - m} \right)^2}\)

    Lấy căn bậc hai mỗi vế của bất đẳng thức trên, ta được:

    \(\sqrt {{{\left( {m - V} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {V - m} \right)}^2}} \)

    Do đó m - V = V - m

    Từ đó ta có 2m = 2V, suy ra m = V. Vậy con muỗi nặng bằng con voi (!).

    Hướng dẫn giải:

    Phép chứng minh sai ở chỗ: sau khi lấy căn bậc hai mỗi vế của đẳng thức \({\left( {m - V} \right)^2} = {\left( {V - m} \right)^2}\).

    Ta được kết quả │m - V│ = │V - m│ chứ không thể có m - V = V - m.