Dàn ý phân tích vẻ đẹp bức tượng đài bất tử về người nghĩa sĩ – nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Dàn ý phân tích vẻ đẹp bức tượng đài bất tử về người nghĩa sĩnông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

    01.jpg

    Bài làm:
    Mở bài:

    – Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
    – Giới thiệu khái quát hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.

    Thân bài:

    a. Nguồn gốc xuất thân.
    ”Cui cút làm ăn, … nghèo khó”
    …chỉ biết… …chưa từng
    … quen làm … …chưa quen…
    – Nghệ thuật đối, liệt kê, dùng từ ngữ gợi cảm : “cui cút”. Hình ảnh bơ vơ, nhỏ bé, bất hạnh, lam lũ, vất vả đến tội nghiệp sự cảm thông sâu sắc của tác giả. Những người nông dân chân chất, hiền hậu có cuộc sống vất vả khó khăn quen với công việc đồng áng hoàn toàn xa lạ với việc binh cơ, trận mạc, vũ khí chiến đấu.

    b.Thái độ, tình cảm
    * Thái độ đối với giặc Pháp: Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ. Từ thái độ ghét mơ hồ đã chuyển biến thành lòng căm thù mãnh liệt, sâu sắc.
    * Ý thức trách nhiệm đối với đất nước: há để ai……đâu dung lũ….
    * Tinh thần chiến đấu : Nào đợi ai đòi ai bắt ….ra tay bộ hổ; mười tám ban …chờ bày bố. Tinh thần tự nguyện, hăng hái, sẵn sàng xả thân diệt thù

    c. Trang bị, vũ khí: ngoài cật có một manh áo vải, trong tay cầm một ngọn tầm vông, hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay… Trang bị cho cuộc chiến hết sức thô sơ, hoàn toàn đối lập với vũ khí tối tân, hiện đại của giặc)
    Nghệ thuật đối, dùng từ ngữ mang đậm sắc thái Nam Bộ, thái độ suy nghĩ của người nông dân được diễn tả một cách chân thực, mộc mạc thể hiện được sự chất phác của họ, sự căm ghét được nâng lên thành thái độ căm thù mãnh liệt, sẵn sàng đứng lên chiến đấu với kẻ thù.

    d. Khí thế chiến đấu, thành tích đạt được: Đốt xong nhà dạy đạo; kẻ đâm ngang ….hổ; đạp cửa xông vào; chém rớt đầu quan hai họ, làm cho mã tà ma ní hồn kinh…
    Nghệ thuật đối, dùng nhiều từ chỉ hành động mạnh, dứt khoát, nhiều khẩu ngữ và từ ngữ mang tính địa phương Nam Bộ. Tạo nhịp điệu đoạn văn nhanh, mạnh, dứt khoát, sôi nổi góp phần tái hiện một trận công đồn của nghĩa quân Cần Giuộc khẩn trương, quyết liệt, sôi động và đầy hào hứng.
    Bằng ngòi bút hiện thực kết hợp với chất trữ tình sâu lắng, ẩn chứa trong từng câu chữ là nỗi cảm thông, niềm kính nể, tự hào của tác giả. Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được bức tượng đài bất tử về người nghĩa quân áo vải.

    Kết bài:

    Khẳng định lại ý nghĩa chân dung bức tượng đài bất tử về người nghĩa sĩ nông dân