Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Học kì 1 - Sinh học 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    Câu 1.
    (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
    1. Ở máu người, trùng sốt rét sinh sản như thế nào ?
    A. Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu người.
    B. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.
    C. Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài tiếp tục vào hồng cầu khác.
    D. Cả A, B và C đều đúng.
    2. Điểm nào sau đây là giống nhau giữa động vật và thực vật ?
    A. Cơ thể sổng có cấu tạo từ tế bào
    C. Có khả năng di chuyển
    B. Có khả năng dị dưỡng
    D. Có hệ thần kinh và giác quan
    3. Gấu trắng, chim cánh cụt phân bố ở vùng khí hậu nào ?
    A. Nhiệt đới
    B. Xích đạo
    C. Ôn đới
    D. Vùng cực
    4. Thuỷ tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua:
    A. lỗ miệng
    B. tế bào gai
    C. màng tế bào
    D. không bào tiêu hoá
    5. Trong cơ thể người, giun kim sống kí sinh ở:
    A. ruột non
    B. ruột già
    C. mật
    D. gan
    Câu 2. (3 điểm) Vai trò của ngành Ruột khoang ?
    Câu 3. (2 điểm) Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống thuỷ tức ? Thuỷ tức tiêu hoá mồi và thải bã như thế nào ?
    Lời giải chi tiết
    Câu 1.

    12345
    DADAB
    Câu 2. Vai trò của ngành Ruột khoang:
    - Tạo nên vùng biển san hô có màu sắc phong phú và rất giàu các loài động vật khác cùng chung sống
    - Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt đới, vừa là nơi có cảnh quan độc đáo của đại dương.
    - Là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức: san hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu...
    - Cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng: san hô đá
    - Hoá thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất.
    - Làm thức ăn: sứa sen, sứa rô...
    - Mặc dù một số loài sứa gây ngứa và độc cho con người, đảo ngầm san hô cản trở cho giao thông đường biển, nhưng chúng có ý nghĩa về sinh thái đối với biển và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.
    Câu 3. * Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống thuỷ tức:
    - Tế bào gai dùng đề bắt mồi và tự vệ. Khi chạm con mồi, gai phóng ra chất độc làm tê liệt con mồi. Tế bào gai có nhiều ở tua miệng.
    * Cách tiêu hoá mồi và thải bã của thuỷ tức:
    - Tế bào mô - cơ tiêu hoá chiếm chủ yếu lớp trong của thành cơ thể, là các tế bào có 2 roi, có không bào tiêu hoá tiết enzim tiêu hoá con mồi. Chất bã được thải ra ngoài qua miệng.