Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Học kì 1 - Sinh học 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    I, TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
    Câu 1
    . Trùng biến hình di chuyển nhờ:
    A. Roi
    B. Lông bơi
    C. Chân giả
    D. Cả A, B, C đều sai
    Câu 2. Mối tiêu hoá được xenlulôzơ là nhờ:
    A. Trong ruột mối có nhiều trùng roi kí sinh
    B. Trong ruột mối có nhiều trùng biến hình cộng sinh
    C. Trong CO' thể mối tiết ra en/im tiêu hóa xenlulôzơ
    D. Cả A, B, C đều sai
    Câu 3. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua:
    A. Lỗ miệng
    B. Tế bào gai
    C. Màng tế bào
    D. Không bào tiêu hóa
    Câu 4. Để phòng tránh giun móc câu ta phải:
    A. Rửa tay sạch trirớc khi ăn
    B. Không đi chân đất
    C. Không ăn rau sống
    D. Tiêu diệt ruồi, nhặng trong nhà
    Câu 5. Đặc điềm được phân biệt giun đốt với giun tròn là:
    A. Có khoang cơ thể chính thức
    B. Có khoang cơ thể chưa chính thức
    C. Cơ thể phân đốt, ống tiêu hóa phân hóa
    D. Câu A và C đúng
    Câu 6. Rươi sống được ở môi trưòng nào?
    A. Nước ngọt B. Nước mặn
    C. Nước lợ D. Cả A, B, C đều đúng
    II, TỤ LUẬN (7 điểm)
    Câu 1. Trình bày đặc điếm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất.
    Câu 2. Nêu điểm khác nhau (về kích thước, con đường truyền bệnh, nơi kí sinh, tác hại, tên bệnh) giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét.
    Câu 3. Theo em giun đũa gây ra tác hại như thế nào đối với sức khoẻ con người ?
    Câu 4. Tại sao tỉ lệ mắc bệnh giun đũa ở nước ta lại cao ?
    Lời giải chi tiết
    I.TRẮC NGHIỆM:
    (3 điểm)
    123456
    CAABDC
    II. TỰ LUẬN(7điểm)
    Câu 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất:
    - Cơ thể dài, hình ổng, phân đốt, có đối xứng 2 bên, khó phân biệt phần đầu và phần đuôi.
    - Ở phần đầu, cơ thề có vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt.
    - Thành cơ bụng phát triển, phần bụng cơ thể có các móc bám giúp giun di chuyển trong đất bằng cách co dãn cơ thê (giun bò, trườn mình tới trước, dùng móc phần bụng bám xuống đất, rồi kéo theo phần sau cơ thể)
    - Ống tiêu hoá phân hoá khá rõ với miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt: Giúp giun ăn đất, mảnh vụn, xác bã động thực vật và thải phân ra ngoài là một loại đất xốp.
    Câu 2. Điểm khác nhau (về kích thước, con đường truyền bệnh, nơi kí sinh, tác hại, tên bệnh) giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét:
    Các đặc điểm cần so sánh
    Đối tưọng So sánh
    Kích
    thưóc
    (so với
    hồng
    cầu)
    Con
    Đường
    truyền
    dịch
    bệnh
    Nơi kí sinhTác hạiTên
    bệnh
    Trùng kiết lịLớn
    hơn
    hồng
    cầu
    Qua ăn uốngỞ thành ruột người.Viêm loét ruột, mất máu —> làm suy nhược cơ thểBệnh kiết lị
    Trùng sốt rét
    hơn
    hồng
    cầu
    Qua
    muồi đốt
    Trong máu người, thành ruột và tuyến nước bọt muỗi
    Anôphen.
    Phá huỷ hồng cầu gây thiếu máu, suy nhược cơ thể nhanh.Bệnh sốt rét.
    Câu 3. Giun đũa gây ra tác hại rất lớn đối với sức khoẻ con người:
    - Giun đũa hút chất dinh dưỡng trong cơ thể, giun còn sinh ra độc tố làm hại cho việc tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dirờng.
    - Giun còn gây tắc ruột, tắc ổng mật. Giun nhiều, khi di chuyển trong vòng đời có thể lên não gây tổn hại nghiêm trọng cho người.
    - Một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng. Vì thế ở nhiều nước phát triển, trước khi cho người ở nơi khác đến nhập cư, người ta yêu cầu họ phải tẩy rửa giun sán trước.
    Câu 4. Tỉ lệ mắc bệnh giun đũa ở nước ta cao do:
    - Môi trường nhiệt đới nóng ẩm thích hợp cho giun phát triển
    - Nhà tiêu, hố xí... chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho giun phát triển
    - Ruồi, nhặng ... còn nhiều góp phần phát tán bệnh giun đũa.
    - Trình độ vệ sinh cộng đồng thấp: Tưới rau xanh bằng phân tươi; ăn rau sốns. bán quà bánh ven đường nhiều bụi bặm, nhiều ruồi nhặng; chưa có thói quen giữ gìn vệ sinh chung (ít có nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh công cộng không sạch...).
    - Chúng ta cũng chưa có thói quen kiểm tra sức khoẻ định kỳ, xổ giun định kỳ cho trẻ em.