Đề văn luyện thi: tìm hiểu nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù và hình tượng Lorca. Những người tài hoa, những nhân cách cao khiết luôn là niềm cảm hứng cho các tác phẩm văn học. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc tìm hiểu nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù và hình tượng Lorca. I. Đặt vấn đề: – Mọi vật đều sợ thời gian bởi lớp bụi thời gian sẽ phủ mờ lên tất cả. Song có một thứ, khiến thời gian trở nên vô nghĩa đó là các vĩ nhân – không ai khác họ bất tử trước thời gian. Vì thế họ trở thành niềm cảm hứng bất tận cho văn chương nghệ thuật. Hiện tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Lorca trong Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo đã được sáng tạo trong cảm hứng nghệ thuật cao cả: cảm hứng về các vĩ nhân, những người tài hoa, những nhân cách cao khiết. – Nguyễn Tuân từng được gọi là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. Mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác – nhân vật của ông dù làm nghề gì cũng phải là nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Sự vật được quan sát chủ yếu ở phương diện thẩm mỹ. Trước Cách mạng Tháng Tám, niềm đam mê tìm kiếm cái đẹp đã khiến ông ngược dòng thời gian tìm về với cái đẹp của một thời vang bóng. Tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” (1940) được đánh giá là gần đạt đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ. Trong đó hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” từng được đánh giá là hình tượng đẹp nhất của đời văn Nguyễn Tuân. – Thanh Thảo là gương mặt tiêu biểu của thơ trẻ thời chống mỹ. Ông luôn mang trong mình khát vọng đổi mới thơ ca. Ông là một trong số những cây bút trẻ khước từ lối biểu đạt dễ dãi, khước từ bộ đồng phục tinh thần cho cả thế hệ mình. Ông khao khát đi tìm những khả năng biểu đạt mới mẻ, hiệu quả lớn cho thơ ca. Điều ấy thể hiện qua một loạt của các tập thơ: khối vuông rubic, những ngọn sóng tới mặt trời. Hai đối tượng thẩm mỹ mà ông tha thiết nhất là những vẻ đẹp nhỏ bé, lặng thầm nhưng giản dị như tự nhiên, vô tư như tự nhiên và những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do, thanh cao, bất khuất. Với bài thơ “Đàn ghita của Lorca” Thanh Thảo viết về Lorca, người được tôn vinh là con chim họa mi của thơ ca Tây Ban Nha, người ca sĩ đấu tranh cho tự do và công lý, người phải chịu cái chết oan khuất bởi chế độ độc tài thân phát xít. Thanh Thảo yêu Lorca trong cả hai tư cách nghệ sĩ và ca sĩ. Ông gặp Lorca trong khát vọng tự do trên con đường ra trận và gặp Lorca trong khát vọng cách tân, tìm tòi những nét mới cho thi ca. – > Huấn Cao và Lorca, hai người của hai thời đại, hai nền văn học, giã từ cuộc đời bước vào trang sách biểu tượng cái đẹp của người và nghệ thuật. II. Thân bài: 1. Họ mang phẩm chất cao cả nhưng phải chịu số phận bi thương. A, Huấn Cao Huấn Cao người là viên Huấn đạo học nho cao, người viết chữ đẹp nổi tiếng tỉnh Sơn…. Những điều đó gợi nhất tới Cao Bá Quát nhà nho kiệt xuất thế kỉ XIX nổi tiếng bởi văn hay chữ tốt và nhân cách cao cả, Ông từng được vua Tự Đức vấp chịu số phận bị thương – Bước vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân, phẩm chất cao đẹp trên hết của Huấn Cao phải là tài hoa. Ông nổi tiếng khắp tỉnh Sơn bởi tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp bởi “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”. Đối với viên quan quản ngục thì nếu không kịp xin ông Huấn mấy chữ, y sẽ ân hận suốt đời bởi “ có được chữ của ông Huấn mà treo là có một vật báu ở trên đời” Vì tha thiết có được ô chữ ông Huấn, quản ngục đã đãi biệt ông: “cho người quét dọn buồng gian, hàng ngày mang rượu thịt vào tận nơi, đích thân quản ngục hỏi ông cần gì để đáp ứng. Cũng chính vì khao khát có được chữ của Huấn Cao, quản ngục chấp nhận bị ông Huấn mắng mỏ kinh bạc đến điều Cùng với tài viết chữ đẹp, Huấn Cao còn nổi tiếng bởi tài bẻ khóa, vượt ngục, ra vào nhà ngục như vào chốn không người. Điều đó thể hiện một người có dũng khí, không chấp nhận cường quyền, bạo lực. Nhưng trong xã hội phong kiến, người bóc lột người “ nhân tài như lá mùa thu” ấy, Huấn Cao chỉ là một anh hùng thất thế. Ông tham gia khởi nghĩa chống lại triều đình một việc làm quả là: Chọc trời khuấy nước mặc dầu Dọc ngang nào biết trên đầu có ai ( Nguyễn Du) Việc lớn không thành, ông bị bắt, bị kết mức án cao nhất là tử hình. Cảnh ngộ của ông có khác nào Từ Hải Hùm thiêng khi đã sa cỏ cũng hèn (truyện Kiều của Nguyễn Du) Song, Huấn Cao tuy sa cơ, lỡ vận vẫn nguyên vẹn tư cách một thủ lĩnh. Ông xuất hiện ở nhà lao trong tư thế đi đầu, thản nhiên dỗ gông truoc mặt đám lính canh. Ông đã sống những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời thật ung dung, thanh thản à Huấn cao mang cốt cách của một nhà nho: “ uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di,phú quý bất năng dâm” B, Lor – ca Bài thơ của Thanh Thảo có tên “ đàn ghi ta của Lorca” song Lorca trong cuộc đời không chỉ là người nghệ sĩ chơi đàn ghi ta. “ Đàn ghi ta” là biểu tượng nghệ thuật của Lorca, cuộc đời của Lorca Trong tác phẩm người nghệ sĩ hiện ra như một kẻ lãng du đơn độc đi tìm chân lý và cái đẹp Đi Với vầng trăng Trên Xuất hiện trên nền không gian đất nước Tây Ban Nha những năm tháng nội chiến “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”. Đó là một Tây Ban Nha trong không khí của một đấu trường nơi người đấu sĩ mang tính mạng của mình để vượt qua thử thách, nơi khẳng định tư thế của những anh hùng. Phải chăng đó cũng là màu áo mà người nghệ sĩ tự nguyện kiêu hãnh nhận lấy cùng sứ mệnh đấu tranh cho tự do, và sức mạnh cách tâm cho nghệ thuật Nếu hình tượng Huấn Cao qua biện pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân chấp nhận án tử bằng những tháng ngày ung dung, nhận rượu thịt như một thứ bình sinh thì bằng nghệ thuật tượng trưng – sinh thực, Thanh Thảo đã khắc họa hình tượng Lorca đi về bãi bắn Lorca bị điệu về bãi bắn Chàng đi như một người mộng du Đó là bước chân của người nghệ sĩ lãng du, đi về phía cái chết nhưng vẫn tiếp tục trên hành trình cùng cái đẹp. Tiếng đàn của anh đã vang lên những âm thanh bồi hồi da diết đau đớn như một định mệnh ( Phân tích tiếng đàn ghi ta) 2. Cái chết không là tất cả Với những người cao cả ấy, cái chết chưa bao giờ là dấu chấm hết Điều vĩ đại đó là những gì mà họ để lại sau cái chết. A, Huấn Cao Truyện ngắn “ Chữ người tử tù” lần đầu tiên có tên là . Dù là người chữ người tử tù hay được thì một sự thật là nghệ sĩ đó đã vào cõi vĩnh hằng nhưng chữ đã để lại với cuộc đời Nếu như đâu đó thuộc sáng tác của Nguyễn Tuân vì quá đam mê theo đuổi cái đẹp Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng nhân vật chỉ có tài mà thiếu vắng cái tâm, mà hình tượng Huấn Cao bên cạnh tài hoa, dũng khí, là sự ngời sáng của ông Huấn là vật báu trên đời như Huấn Cao “ tôi sinh ra không vì vàng ngọc, quyền thế ép mình bao dung trong cuộc đời mình, ông chỉ mới cho chữ ba người bạn thân vậy mà khi hiểu sử nguyện của quản ngục Huấn cao đã đồng ý cho chữ anh ta. “ nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà có sở thích cao quý đến như vậy thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng cho thiên hạ. Huấn Cao đồng ý cho chữ quản ngục không phải là sự thanh toán món nợ ân oán cuộc đời, cũng không phải là cho đi tài sản cuối cùng của người sắp bước vào cái chết. đó là việc đem tấm để đền đáp một tấm lòng trong thiên hạ. Chữ là biểu tượng của một cái đẹp, quản ngục làm công việc phải đối mặt với cái ác mà vẫn giữ được phẩm chất cao quý. Anh ta quả là một đóa sen “ gần bùn…” Thiện lương của ông Huấn là một thiên lương của một trí thức cao cả đã nhận ra và trân trọng thiên lương của quản ngục Từ đây” chữ người tử tù” đã mang một cảnh tượng chưa nay chưa từng có Việc cho chữ thường diễn ra ở những không gian văn hóa. Vậy mà ông Huấn Cao lại cho chữ trong một không gian ẩm ướt, tường đầy mạng nhện. + Trong không gian ấy người tù cố mang gông chân liềng xiềng đang đậm to những nét chữ – một Huấn Cao nghệ sĩ thật ung dung bên một Huấn Cao tử tù, bên một Huấn Cao ung dung tự do lồng lộng là quản khúm lúm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ còn run run bưng chậu mực à trong biện pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân người đọc nhận ra sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, cái xấu xa và cao cả. Giờ phút này và tại nơi đây không còn trật tự phong kiến, nhà tù phong kiến bởi làm gì còn tử tù và quản ngục chỉ còn người nghệ sĩ đang sáng tạo cái đẹp trước những con mắt đang ngưỡng mộ. Huấn Cao cho chữ là sự chuyển giao cái đẹp để cái đẹp lên ngôi và chiến thắng. Đó còn là sự chuyển giao nhân cách, nhân cách tự do. Lời Huấn Cao khuyên quản ngục “ hãy rời khỏi nơi đây, ở đây khó giữ thương cho lành vững” chính là thông điệp của nghệ thuật, của cái đẹp: cái đẹp phải gắn với tình thương. Hành động của Quản ngục “ chắp tay vái người tử tù” là sự khẳng định của cái đẹp có khả năng chuyển hóa, thức tỉnh thiên lương./.