Địa lý 7 Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Ô nhiễm không khí
    • Hiện trạng
      • Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
    • Nguyên nhân
      • Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thảy vào khí quyển.
    • Hậu quả:
      • Tạo nên mưa a xit làm chết cây và hư hại các công trình xây dựng, bệnh về đường hô hấp.
      • Gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất bị nóng dần lên, khí hậu thay đổi, băng ở hai cực tan chảy làm mực nước biển dâng lên.
      • Ô nhiễm do phóng xạ từ năng lượng nguyên tử gây nhiều hậu quả nghiêm trọng qua nhiều thế hệ.
      • Lỗ thủng tầng Ôdôn ngày càng lớn…
    • Biện pháp:
      • Kí nghị định thư Ki-ô-tô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của Trái Đất
    2. Ô nhiễm nước
    • Hiện trạng
      • Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm
    • Nguyên nhân:
      • Ô nhiễm nước biển:
        • Do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,…
        • Chất phóng xạ chất thải công nghiệp
        • Chất thải sinh hoạt từ sông đổ ra biển
      • Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp…
    • Hậu quả:
      • Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
      • Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
      • Gây hiện tượng thuỷ triều đỏ, thuỷ triều đen, gây tác hại mọi mặt ven biển đại dương.
    Bài tập minh họa

    Bài tập 1: Quan sát các ảnh dưới đây (hình 17.3, 17.4 SGK Địa lý 7) kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, nêu một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hoà.
    • Về trồng trọt, ngoài lúa nước, chúng ta có những vùng chuyên canh các loại cây đặc thù như: nho, dưa hấu, hành, tỏi, ớt… thưòng xuyên phải sử dụng phân bón hóa chất vi lượng và thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao. Về chăn nuôi, hệ thống các trang trại bò, dê, cừu… rất phát triển nhưng phương pháp chăn thả lại tự do, thiếu quy hoạch. Do đó, khả năng gây ô nhiễm nguồn nước từ các hóa chất có trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, từ chất thải trang trại chăn nuôi đều rất cao.
    • Hàng năm, vào mùa mưa lũ, đặc biệt tháng 10 và 11 thường xuất hiện những trận lũ lớn. Nhiều khu vực trũng thấp tập trung dân cư đông đúc bị ngập sâu trong biển nước ô nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến môi trường nước và sức khỏe của nhân dân. Ngược lại, về mùa cạn, lượng nước mặt thiếu hụt nghiêm trọng.
    • Sự phát triển của công nghiệp. Một số hình thức khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy chế biến nông sản, hải sản có lượng chất thải đáng kể gây ô nhiễm nguồn nước rất cao, nếu không có biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ.
    • Xuất phát từ chính ý thức của cộng đồng xã hội đối xử với nguồn nước. Dù khách quan hay chủ quan, nhưng hiện tượng vứt rác thẳng xuống dòng sông hay tạo các bãi rác ngay tại các bến sông, chăn thả gia súc tự do, phóng uế bừa bãi nơi ven sông, bờ suối… đều gây ô nhiễm nguồn nước và làm mất đi mỹ quan của dòng sông.
    Bài tập 2: Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới:
    • Hoa Kì: 20 tấn/năm/người.
    • Pháp: 6 tấn/năm/người.
    Hỏi:
    • Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột.
    • Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000, cho biết số dân của các nước như sau:
      • Hoa Kì: 281421000 người.
      • Pháp: 59330000 người.
    Trả lời:
    [​IMG]
    Biểu đồ hình cột thể hiện lượng khí thải độc hại bình quân đầu người của Hoa Kì và Pháp cuối năm 2000​
    • Tính tổng lượng khí thải của từng nước trong năm 2000:
      • Hoa Kì: 281421000 X 20 = 5 628 420 000 Tấn
      • Pháp: 59330000 X 6 = 355 980 000 Tấn
    Theo LTTK Education tổng hợp