Địa lý 7 Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Dân cư
    • Phần lớn là người lai có nền văn hóa Latinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa: Anh- điêng, Phi và Âu.
    • Dân cư phân bố không đều.
    • Chủ yếu: tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên.
    • Thưa thớt ở các vùng trong nội địa.
    → Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình của môi trường sinh sống .
    • Dân cư có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,7%).
    2. Đô thị hóa
    • Tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới, tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số.
    • Các đô thị lớn: Xao-pao-lô, Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt, Ai-rét.
    • Quá trình đô thị hoá diến ra nhanh khi kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực nghiêm trọng.
    Bài tập minh họa

    Câu 1: Dựa vào hình 43.1 (trang 132 SGK Địa lý 7), hãy:
    • Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác so với Bắc Mĩ.
      • Nêu tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người.
      • Số đô thị trên 5 triệu dân: nhiều hơn Bắc Mĩ.
      • Số đô thị từ 3 đến 5 triệu dân: ít hơn Bắc Mĩ.
      • Các đô thị lớn đều phân bố ở ven biển.
      • Dán cư Trung và Nam Mĩ phân bố khá đông ở vùng núi An-đét nhưng ở Bắc Mĩ, vùng Coóc-đi-e dân cư lại rất thưa thớt.
      • Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố rất thưa ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng ở Bắc Mĩ dân cư lại phân bố đông ở đồng bằng trung tâm.
      • Tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người: Mê-hi-cô Xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Xao Pa-lô, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nốt Ai-ret.
    Câu 2: Quan sát hình 43.1 (trang 132 SGK Địa lý 7), giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ.
    • Châu Mĩ có 4 vùng dân cư thưa thớt:
    • Vùng bắc Ca-na-đa và các đảo phía bắc, nguyên nhân là do khí hậu hàn đới khắc nghiệt, nhiều nơi băng giá vĩnh viễn.
    • Vùng núi Coóc-đi-e vì đây là vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, ít mưa.
    • Vùng đồng bằng A-ma-dôn là rừng rậm, khai thác còn rất ít.
    • Hoang mạc trên núi cao ở phía nam An-đét, ở đây có khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, khô hạn kéo dài.
    Câu 3: Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?
    • Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
    • Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị.
    Theo LTTK Education tổng hợp