Đọc – hiểu văn bản: “Sài Gòn tôi yêu” (Minh Hương)

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. TÌM HIỂU CHUNG:

    Tác giả, tác phẩm:

    Minh Hương quê ở Quảng Nam sống ở Sài Gòn trên 50 năm.
    – Tác phẩm chính: Sài Gòn tôi yêu, Sài Gòn dậy sớm, …
    – Bài tuỳ bút thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát chung của tác giả về thành phố Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống và phong cách người Sài Gòn.
    Bố cục chia làm 3 đoạn:
    – Đoạn 1: “Từ đầu … họ hàng”: Những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả với thành phố này.
    – Đoạn 2: “Tiếp theo … hơn năm triệu”: Cảm nhận và bàn luận và phong cách con người Sài Gòn.
    – Đoạn 3: “Phần còn lại”: Khẳng định lại tình yêu của tác giả đối với thành phố Sài Gòn.
    * Lưu ý: đây chỉ là một cách phân chia.

    II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

    1. Tình cảm và sự cảm nhận tinh tế của tác giả về Sài Gòn:

    Mở đầu bài viết, tác giả đã so sánh thành phố Sài Gòn với ai và với cái gì? Tác dụng của biện pháp so sánh?

    – So sánh Sài Gòn với chính mình, với 5000 năm tuổi của đất nước với cây tơ đương độ nõn nà đang trên đà thay da đổi thịt.
    – Tác dụng: Nhấn mạnh sự trẻ trung, tươi tắn, đang độ sung mãn của thành phố Sài Gòn.

    Thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn được cảm nhận như thế nào?

    – Qua nhiều hiện tượng thời tiết với những nét rất riêng: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, những cơn mưa bất chợt, mau dứt.
    – Về sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã bỗng dưng trong vắt lại như thuỷ tinh.

    Không khí, nhịp điệu sống ở đây ra sao?

    – Không khí, nhịp điệu sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau: đêm khuya thưa thớt tiếng ồn; phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm; cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu, thanh sạch.

    Thời tiết thay đổi đột ngột, cảnh xe cộ đông đúc, … có phải là điểm tốt, điều dễ chịu khi sống ở đó không?

    – Quả thật không dễ dàng gì chấp nhận một nơi như thế, cuộc sống không mấy dễ chịu.

    Thế nhưng tình cảm của tác giả trước những điều này như thế nào? Vì sao?

    – Đó là những điều tạo nên nét riêng biệt của Sài Gòn. Sống lâu với nó, tác giả cảm nhận đựơc cái hay từ những điểm dở và trở nên yêu tha thiết điều ấy. Tình yêu đôi khi không thể giải thích được.

    Tác giả dẫn hai câu ca dao vào nhằm dụng ý gì?

    – Để biện minh cho tình yêu đó (Sài Gòn) của mình.

    Ở đây tác giả biểu cảm bằng cách nào?

    – Trực tiếp: tôi yêu, …

    Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?

    Điệp từ ở đầu câu “Tôi yêu” và điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh tình cảm của mình và sự phong phú về khí hậu Sài Gòn.

    Nội dung:

    – Thời tiết rất riêng: thay đổi nhanh chóng.
    – Không khí, nhịp sống đa dạng.
    – Sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu để thể hiện tình yêu nồng nhiệt, thiết tha đối với Sài Gòn.

    2. Phong cách người Sài Gòn:

    Đọc đoạn 2.

    Tìm hiểu phong cách người Sài Gòn?

    – Tập trung nói về con người Sài Gòn, đó chính là nét cơ bản tạo nên sức sống và nét đẹp riêng của thành phố này.

    Phần này chia làm mấy đoạn văn? Có thể chia làm mấy ý?

    – Phần này có thể chia thành 8 đoạn văn, gồm 3 ý:
    – Nhận xét về đặc điểm của cư dân Sài Gòn: là nơi hội tụ của người bốn phương nhưng đã hoà hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ gọi chung là người Sài Gòn.
    – Cảm nhận về nét phong cách nổi bật của con người Sài Gòn: Tự nhiên, chân thành, bộc trực, cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị.
    – Sài Gòn là nơi đất lành, dù ít chim chóc.

    * Tích hợp lịch sử: Em biết gì về lịch sử Sài Gòn trong những năm chiến tranh?

    -Để minh họa phong cách đẹp của con người Sài Gòn, tác giả đã thể hiện qua những hình ảnh nào?

    – Qua hình ảnh các cô gái thị thành trước 1945 với dáng vẻ tự nhiên, khoẻ khoắn … Các cô gái yểu điệu thục nữ là thế nhưng trong lúc khó khăn của đất nước đã khg ngại hiểm nguy, hi sinh cả tính mạng.

    Qua việc tập trung nói đến phong cách của người Sài Gòn, em thấy thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người ở đây ntn?

    – Tình yêu và tự hào.

    – Ở đoạn này, tình cảm được biểu hiện bằng cách nào?

    – Gián tiếp.

    Đoạn cuối của bài viết, điều gì được nhấn mạnh?

    – Khẳng định lại tình yêu đối với Sài Gòn. Tình yêu đó là mãi mãi và mong muốn mọi người, nhất là thế hệ trẻ hãy yêu mến Sài Gòn.

    Tác giả Minh Hương có khơi gợi tình cảm gì của em đối với Sài Gòn?

    Nội dung: Tự nhiên, chân thành, bộc trực, cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị.

    – Tổng kết về nội dung và nghệ thuật của bài?

    Ghi nhớ Sgk/173.

    II. LUYỆN TẬP:

    Bài viết:
    Cảm nhận vẻ đẹp Sài Gòn tôi yêu của tác giả minh Hương.


    Câu 1: Trong đoạn đầu của văn bản, tác giả đã sử dụng rất nhiều phép so sánh nhầm làm nổi bật một Sài Gòn trẻ trung. Em hãy nêu cảm nhận về cái hay cái dẹp của một phép so sánh mà em cho là ấn tượng nhất.

    Câu 2: Qua cảm nhận tinh tế của tác giả, em thấy khí hậu ở Sài Gòn có gì độc đáo?

    Câu 3: Hình ảnh những cô gái Sài Gòn được gợi tả có những nét nào riêng biệt? Thái độ và tình cảm của tác giả vói con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?

    Câu 4: Viết một đoạn vãn ngắn (khoảng 5-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về phong cách của người Sài Gòn.

    Câu 5: Đọc lại đoạn nói về phong cách của người Sài Gòn (từ “Cách ngày nay gần năm mươi năm” đến “ba chục năm từ 1945 đến 1975”), em hãy tìm những từ địa phương (và từ toàn dân tương ứng). Sau đó, nèu tác dụng của những từ địa phương đó.

    Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm yêu mến đối với nơi em đã từng gắn bó?

    Đoạn văn:

    Nắng chiều vàng óng trải lớp thảm màu xuống khắp cánh đồng. Thị trấn La Hai trầm tư như lão tu sĩ đang thiền định, lưng tựa vào núi, mắt hướng về sông. Nơi đây đất lành cây thiện, ươm mầm sự sống yên bình và trù phú. Mùa xuân, La Hai xanh màu lúa mới, xanh màu cây, xanh màu nước biếc. Trời xanh, đất xanh, đâu đâu cũng thấy màu xanh mát mắt. Mùa hạ, La Hai óng vàng. Một sắc vàng tươi của cỏ khô, đồng khô, trời khô. Đến mùa thu, màu vàng ấy vẫn còn đậm lắm. Rồi những cơn mùa đầu mùa dần dần đẩy lùi sắc vằng. Đâu đó bên bờ, những mòm cở xanh nhú mới. Màu xanh dần chiếm lại ưu thế, kịch liệt và dữ dội lắm. Rồi những cơn mưa mùa phủ xuống. Đất trời thay áo mới. Cây khô như tỉnh lại, màu cỏ xanh lan khắp mặt đất. Rồi nước, rồi lũ về. Mặt đất lại gồng mình kháng lũ.

    (Trích “Trong bóng nước”, Dương Lê)