1. “Chí Phèo” là tiếng nói yêu thương con người. Nam Cao cảm thương sâu sắc trước những số phận đau khổ. Nhà văn dù không nói trực tiếp mà lại hết sức khách quan, khách quan tới mức sắc lạnh nhưng ân sau trong đó là một nỗi đau và niềm xót thương vô hạn về kiếp người bị tước đoạt, chà đạp về nhân hình lẫn nhân tính Nam Cao miêu tả Thị Nở xấu đến nỗi không còn từ nào có thể diễn tả hết cái xấu xa, dở hơi của thị. Thị càng xấu, càng dở hơi, đần độn, cứ là tác phẩm không hoàn thiện của tạo hóa thì tác phẩm càng hay. Nếu thị mà đẹp như giai nhân thì có lẽ niềm cảm thương sâu sắc về bi kịch của Chí không sâu sắc và xúc động như ta nghĩ. Một sản phẩm bị lỗi lại là thứ mà Chí ao ước, khát khao mà không có được. 2. “Chí Phèo” là bản cáo trạng đanh thép xã hội bất nhân. Xã hội vô nhân đạo, giai cấp thống trị đẩy những người nông dân lương thiện vào con đường tha hóa. Xã hội tiêu diệt tận cùng quyền sống của con người, hủy hoại cả nhân hình lẫn tính. Trong Chí Phèo không bao giờ tồn tại cả nhân hình lẫ nhân tính. Muốn tồn tại nhân hình thì nhân tính mất đi, phải bán đi linh hồn của mình để tồn tại. Còn khi nhân tính trở về thì phải tự thủ tiêu cuộc sống, chết thê thảm. 3. “Chí Phèo” là tiếng nói khẳng định, đề cao con người. Bản chất lương thiện trong những con người nghèo khổ và sức mạnh của sự thức tỉnh lương tâm.