Giới thiệu về nhà thơ Xuân Diệu

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất, là đại diện đầy đủ nhất cho phong trào Thơ mới, bởi cái cá tính rất riêng khó có thể trùng lặp với ai, một phong cách thơ rất Xuân Diệu, mới cả về nội dung lẫn hình thức. Đúng như nhận xét của Thế Lữ: “Với những vần thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng đọng lại biết bao tinh hoa, Xuân Diệu là một tay thơ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn”.

    I. Phong cách thơ Xuân Diệu:

    Trong thế giới bao la của văn học, cảm xúc của mỗi nhà thơ, nhà văn là bất tận, riêng biệt và mang nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau. Trong đó, Xuân Diệu đã tự đứng lên xây dựng cho riêng mình một phong cách Thơ mới lạ, độc đáo và vì thế các tác phẩm của ông có một tiếng nói, riêng rất đáng chú ý.

    Phong cách thơ của Xuân Diệu mang nét riêng và có những nét tiêu biểu.

    Về nội dung:

    Xuân Diệu có một trái tim lớn, một nguồn tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống trần thế một cách mãnh liệt đến say mê cuồng nhiệt:

    “Hãy để cho tôi được giã từ
    Vẫy chào cõi thực để vào hư
    Trong hơi thở trót dâng trời đất
    Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”.

    (Không đề)

    Không chỉ có vậy, ông còn là người có ý thức sâu sắc, khẳng định cái tồi cá nhân của mình bằng nghệ thuật thơ ca. Nhưng khác với nhiều nhà thơ cùng thời trong phong trào Thơ mới, Xuân Diệu trong quan hệ gắn bó với đời; “đời” được hiểu theo nghĩa hiện thực nhất. Đời: là con người, là trời đất, hoa lá, cỏ cây ở quanh ta đây. ồng quan niệm sống mãi với đời là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất. Mà trên đời này có gì đáng yêu hơn là mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Đó là nguồn thơ phong phú của ông, là đề tài chủ yếu của Xuân Diệu.

    Ông còn có niêm khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời trần thế này, một cách tự nhiên Xuân Diệu đã trở thành nhà thơ tình yêu. Vì tình yêu là niềm giao cảm mãnh liệt nhất và trần thế nhất. Chính vì thế mà người đời đã tặng cho Xuân Diệu danh hiệu: “ông hoàng của thơ tình”, “nhà thơ tình số một”:

    “Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
    Anh nhớ em, em hỡi, Anh nhớ em”.

    Về nghệ thuật:

    Xuân Diệu đã đi đến một cách tân đáng kể về thi pháp. Đối với ông, tự nhiên không còn là chuẩn mực của cái đẹp mà thay vào đó là sự hoàn mĩ của con người, nhất là phụ nữ đang giữa tuổi xuân xanh; chính vì vậy mà trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu đều là những hình tượng giàu sức sống và đầy “xuân tình xuân sắc”.

    Tuy vậy, với Xuân Diệu, Thơ mới là đào sâu vào tâm hồn của cái tôi cá nhân, cá thể. Và càng đi sâu càng lạnh. Vì thế, trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu, mùa xuân và bình minh đi liền với những chiều thu tàn yà những đêm trăng lạnh:

    “Những chút hồ buồn trong lá rụng
    Bị nhàu ai tưởng dưới trăm chân.
    Bông hoa rứt cánh, rơi không tiếng;
    Chẳng hái mà hoa cũng hết dần.

    Dưới gốc, nào đâu thấy xác ve,
    Thế mà ve đã tắt theo hè.
    Chắc rằng gió cũng đau thương chứ;
    Gió vỡ ngoài kia, thu có nghe?”

    (Ý Thu)

    Ông có những rung động tinh vi trong tình cảm, trước cuộc đời và trước thiên nhiên tạo vật, nhưng lại mang trong tâm hồn một phần hương xưa của đất nước.

    Xuân Diệu đã chịu ảnh hưởng của nền văn chương Đông Tây, cổ điển và hiện đại. Hai nguồn văn hóa Đông Tây được kết tinh ở một tâm hồn nghệ sĩ đã giúp cho Xuân Diệu sáng tạo nên những vần thơ súc tích như kết đọng biết bao tinh hoa.

    II. Vai trò của Xuân Diệu đối với công cuộc hiện đại hóa văn học dân tộc.

    Xuân Diệu là một nhà nghiên cứu văn học sâu sắc, một nhà phê bình tinh tế, một nhà lí luận văn học độc đáo. Bộ sách dày 2 tập “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” là một cộng trình đồ sộ về truyền thống thơ ca nước nhà. Có nhà lãnh đạo đã nói: “Một mình Xụân Diệu là cả một viện văn học”.

    Ông có những cống hiến to lớn cho nền văn học Việt Nam nói chung, thơ ca Việt Nam nói riêng, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị đặc sắc, mà đặc sắc nhắt phải kể đến mảng đề tài tình yêu nam nữ.

    Quả thật, dù ở phương diện nào, Xuân Diệu cũng có những đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp văn học Việt Nam. Vũ Ngọc Phan từng nhận xét: “Xuân Diệu là người đem nhiều cái mới nhất cho thơ ca hiện đại Việt Nam”. Sự đóng góp của Xuân Diệu diễn ra đều đặn và trọn vẹn trong các thể loại và các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Chính vì thế có thể nói rằng Xuân Diệu xứng đáng ià một nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn.

    III. Thành công và hạn chế của thơ Xuân Diệu

    Thành công: Xuân Diệu là một những những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới. ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca Việt Nam. Sự táo bạo và tài hoa trong nghệ thuật ngôn từ, kết cấu thơ, trong cách thể hiện tư tưởng mới, thể hiện một cái tôi mãnh liệt, một tình yêu say đắm với cuộc đời và trần thế.

    Hạn chế: Thơ Xuân Diệu đôi khi còn nặng về kể, giãi bày, thiếu hàm súc, dễ dãi, dài dòng trong nhạc điệu, từ ngữ. Tuy nhiên đó chỉ là những hạn chế nhỏ, nó như những vết xước nhỏ trên sự hoàn mĩ của viên ngọc quý.