Hãy nêu các cấp độ tổ chức chính của hệ thống sống theo thứ tự từ thấp đến cao và mối tương quan giữa các cấp độ đó?

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    Hãy nêu các cấp độ tổ chức chính của hệ thống sống theo thứ tự từ thấp đến cao và mối tương quan giữa các cấp độ đó?
    Lời giải chi tiết
    Một trong những đặc điểm nổi bật của thế giới sống là có tổ chức phức tạp gồm nhiều cấp lệ thuộc vào nhau và lệ thuộc vào môi trường sống. Thế giới sống được phân chia theo các cấp : nguyên tử -> phân tử -> bào quan -> tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể -> quần thể -> quần xã -> hệ sinh thái—> sinh quyển (có tác giả căn cứ vào những đặc trưng của sự sống chỉ phân chia hệ thống sống thành các cấp : tế bào -> cơ thể -> quần thể - loài -> quần xã - hệ sinh thái —> sinh quyển).
    - Cấp nguyên tử : nguyên tử ôxi, cacbon, hiđrô, phôtphat... đây là cấp nhỏ nhất cấu tạo nên cấp phân tử.
    - Cấp phân tử : Ví dụ, phân tử ATP - một chất giàu năng lượng của tế bào. Các nguyên tử cấu tạo nên các phân tử, nghĩa là từ các nguyên tử (C, H, o...) cấu tạo nên các phân tử như ATP, cacbohiđrat, lipit, prôtêin... rồi từ các phân tử này lại cấu tạo nên các bào quan (ti thể...).
    - Cấp bào quan : Ví dụ, bào quan có trong mọi tế bào nhân thực là ti thể,
    - Cấp tế bào : Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống. Trao đổi chất và năng lượng giữa tế bào và môi trường, sinh trưởng và phát triển của tế bào, phân chia tế bào, khả năng cảm ứng, khả năng tự điều chính và cân bằng nội môi của tế bào do nhân tế bào điều khiển.
    - Cấp mô : Mô là tập hợp các tế bào và các chất gian bào, cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định. Ví dụ, mô xương gồm các tế bào xương và chất gian bào, chủ yếu là muối CaC03 giúp xương cứng chắc, nhờ đó xương có chức năng làm bộ khung nâng đỡ cơ thể và là nơi bám của các cơ ; khi cơ co kéo theo xương làm cho cơ thể cử động được.
    - Cấp cơ quan : Nhiều mô kết hợp thành cơ quan, nhiều cơ quan kết hợp thành hệ cơ quan. Một cơ quan trong cơ thể đa bào cấu tạo gồm nhiều loại mô. Ví dụ : Ở lá cây, ngoài cùng là mô biểu bì có lớp cutin bao phủ và các tế bào khí khổng xen kẽ, bên trong là lớp nhu mô tạo thành "thịt lá" ngoài ra còn có mô mạch rây - có chức năng dẫn truyền ; nhiều loại lá còn có các tế bào tiết tinh dầu..
    - Cấp hệ cơ quan : Nhiều cơ quan phối hợp hoạt động đảm nhận những chức năng quan trọng của cơ thể tạo thành hệ cơ quan. Ví dụ : hệ cơ xương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá... ở động vật.
    - Cấp cơ thể : Cơ thể đa bào phức tạp thường tổ chức thành mô, cơ quan, hệ cơ quan là các cấp độ tổ chức trung gian từ đó mới hình thành một cơ thể hoàn chỉnh. Cơ thể là cấp tổ chức sống riêne lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào. tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. Người ta phàn biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
    + Cơ thể đơn bào : Cơ thể đơn bào chỉ gồm một tế bào nhưng thể hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ, con amip tuy chỉ là một tế bào nhưng hoạt động như một cơ thể sống.
    + Cơ thể đa bào : Khác cơ thể đơn bào ở chỗ cơ thể đa bào gồm rất nhiều tế bào. Ví dụ, cơ thể con người có đến 3,72*1013 tế bào. Trong cơ thể đa bào, các tế bào không giống nhau mà chúng phân hoá tạo nên rất nhiều loại mô khác nhau có chức năng khác nhau.
    Cơ thể có tất cả các đặc điểm của các cấp nhỏ hơn. Ngoài ra, còn có sự tương tác giữa các tế bào trong từng mô. sự tương tác giữa các mô trong từng hệ cơ quan, sự tương tác giữa các hệ cơ quan trong cơ thể tạo nên sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường.
    - Cấp quần thể : Quần thể gồm một nhóm các cá thể cùng một loài. Trong quần thể các nhóm cá thể đực, cái, con non, trưởng thành, già... tập hợp với nhau trong mối quan hệ dinh dưỡng và sinh sản, đó chính là cơ sở của tiến hoá dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. Quần thể có tất cả các đặc điểm kể trên. Ngoài ra, còn có sự tương tác giữa các cá thể trong quần thể (quan hệ cùng loài), sự tương tác giữa quần thể với môi trường tạo nên trạng thái cân bằng của quần thể.
    - Cấp quần xã : Quần xã gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau. Quần xã và sinh cảnh của nó tạo nên hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã không chỉ tương tác lẫn nhau mà còn tương tác với môi trường sống của chúng. Sinh vật và môi trường trong đó chúng sống tạo nên một thể thống nhất được gọi là hộ sinh thái. Quần xã có tất cả các đặc điểm kể trên. Ngoài ra, còn có sự tương tác giữa các quần thể trong quần xã tạo nên chuỗi và lưới thức ăn (quan hệ khác loài), sự tương tác giữa quần xã với môi trường tạo nên trạng thái cân bằng của quần xã.
    - Cấp sinh quyển : Sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất, bao gồm tất cả các quần xã của Trái Đất và sinh cảnh của chúng.