Hình học 7 - Chương 2 - Định lí Pytago

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 53. Tìm độ dài x trên hình 127.

    [​IMG]

    Giải:

    Hình a)

    Áp dụng định lí Pytago, Ta có:

    $x^2=12^2+5^2=144+25=169$

    $\Leftrightarrow 13^2=x^2 \Rightarrow x=13.$

    Hình b) ta có:

    $x^2= 1^2 + 2^2 = 1+4=5 \Leftrightarrow x = \sqrt{5}$

    Hình c)

    Theo định lí pytago: $29^2=21^2+x^2$

    nên $x^2=29^2-21^2 = 841-441=400=20^2 \Rightarrow x=20$

    Hình d)

    $x^2= (\sqrt{7})^2+3^2=7+9=16=4^2 x=4$




    Bài 54 trang 131 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1. Đoạn lên dốc từ C đến A dài 8.5cm, đô dài CB bằng 7,5cm.

    Tính chiều cao AB.

    [​IMG]

    Giải:

    Theo định li pytago, ta có: $AB^2+BC^2=AC^2$

    nên $AB^2= AC^2 – BC^2= 8,52- 7,52 = 72,5-56,5=16$

    Vậy $AB= 4$




    Bài 55 trang 131 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1. Tính chiều cao của bức tường(h.129) biết rằng chiều cao của thang là 4m và chân thang cách tường 1m.

    Giải:

    Theo định li pytago, ta có: $AC^2+ BC^2=AB^2$

    nên $AC^2=AB^2+BC^2 \Rightarrow l_{AD}= \sqrt{15} ≈ 3.87$

    [​IMG]





    Bài 56 trang 131 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1. Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau:

    a) 9cm, 15cm, 12cm.

    b) 5dm, 13dm, 12cm.

    c) 7m, 7m, 10m.

    Giải:

    a) Ta có $9^2=81,15^2=225,12^2=144$.

    mà $22^5=81+144$ hay 15^2=9^2+12^2.

    Nên tam giác có độ dài ba cạnh 9cm, 15cm, 12cm là tam giác vuông.

    b) Ta có $5^2=25,13^2=169,12^2=144.$

    Mà $169=25+144$

    nên tam giác có độ dài ba cạnh 5dm, 13dm, 12dm là tam giác vuông

    c) Ta có $7^2=49, 10^2=100$

    vậy $7^2+ 7^2 ≠10^2$ và $7^2+10^2 ≠7^2$

    Nên tam giác có độ dài 3 canh là 7dm,7dm,10dm không phải là tam giác vuông.




    Bài 57 trang 131 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1. Cho bài toán "Tam giác ABC có AB = 8cm, AB=17cm, AC =15cm có phải là tam giác vuông không?" Bạn Tâm giải thích như sau:

    $AB^2+AC^2 = 8^2+17^2 = 64+289$

    $BC^2=15^2=225$

    Do $352 ≠ 225$ nên $AB^2+AC^2 ≠BC^2$.

    Vậy tam giác $ABC$ không phải là tam giác vuông?

    Lời giải trên đúng hay sai? nếu sai hai sửa lại cho đúng.

    Giải:

    Lời giải của bạn Tâm sai, sửa lại như sau:

    Ta có $AB^2+BC^2=8^2+15^2=64+225=289$

    và $AC^2=17^2=189$

    Do đó $AC^2=BC^2+AB^2$.

    Vậy tam giác $ABC$ là tam giác vuông.





    Bài 58 trang 132 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1. Đố: Trong lúc anh Nam dựng tủ cho đứng thẳng, tủ vướng vào trần nhà không?
    [​IMG]

    Giải:

    Gọi $d$ là đường chéo của tủ. $h$ là chiều cao của nhà. $h= 21dm$.

    Ta có $d^2=20^2+4^2=400+16=416$.

    suy ra $d= \sqrt{416}$ (1)

    Và $h^2=21^2=441, suy ra h= \sqrt{441}$(2)

    So sánh (1) và (2) ta được $d<h$.

    Như vậy anh Nam đẩy tủ đứng thẳng không bị vướng vào trần nhà.




    Bài 59 trang 133 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1. Bạn Tâm muốn đóng cho một nẹp chéo AC để khung hình chữ nhật ABCD được vững hơn(h.134). Tính độ dài AC, Biết rằng AD=48 cm, CD=36 cm.

    [​IMG]

    Giải:

    Theo định lí Pytago, ta có:

    $AC^2= AD^2 +CD^2$

    $= 48^2 + 36^2$

    $= 2304 + 1296= 3600$

    $AC= 60$ (cm)





    Bài 60 trang 133 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1. Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ AH vuông góc với BC(H thuộc BC), cho biết AB=13,AH=12,hc=16 cm. Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC.

    Giải:

    Ta có:

    $AC^2= AH^2+HC^2=12^2+16^2=144+156=400$.

    $\Rightarrow AC=20$ (cm )

    $BH^2=AB^2-AH^2=13^2-12^2$

    $=169 - 144 = 25 \Rightarrow BH=5$ (cm)

    Do đó $BC=BH+HC=5+16=21$ (cm)





    Bài 61 trang 133 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1. Trên giấy ô vuông(Độ dài cạnh của ô vuông bằng 1), cho tam giác ABC như hình 125.)

    Tính độ dài mỗi cạnh của tam giác $ABC$.

    [​IMG]

    Giải:

    Ta có: $AB^2=AM^2+MB^2 =22+12=5$

    Nên $AB= \sqrt{5}$

    $AC^2=AN^2+NC^2=9+16=52$

    nên $AC=5$

    $BC^2=BK^2+KC^2= 3^2+5^2=9+25=34$

    $BC= \sqrt{34}$




    Bài 62 trang 133 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1. Đố: Người ta buộc con Cún bằng sợi dây có một đầu buộc tại điểm O làm cho con Cún cách điểm O nhiều nhất là 9m(h.136). Con cún có thể tới các vị trí A,B,C,D để canh giữ mảnh vườn hình chữ nhật ABCD hay không?(Các kích thước như trên hĩnh vẽ).

    [​IMG]

    Giải:

    Ta có: $OA^2=4^2+3^2=16+9=25$

    Suy ra $OA= 5$ (m)

    * $OC^2=6^2+ 8^2=36+64=100$

    $\Rightarrow OC =10$ (m)

    * $OB^2=4^2+6^2=16+26=52$

    $\Rightarrow OB= \sqrt{52} ≈ 7,2$ (m)

    * $OD^2=3^2+8^2=9+64=73$

    $\Rightarrow OD= \sqrt{73} ≈ 8,5$ (m)

    Nên $OA=5<9; OB≈7,2<9$

    $OC=10>9; OD≈8.5<9$

    Như vậy con cún có thể đi tới các vị trí $A,B,D$ nhưng không đế được vị trí $C$