Hình học 9 - Chương 3 - Bài 7. Tứ giác nội tiếp

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 53 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2. Biết \(ABCD\) là tứ giác nội tiếp. Hãy điền vào ô trống trong bẳng sau (nếu có thể)

    [​IMG]

    Hướng dẫn giải:

    - Trường hợp 1:

    Ta có \(\widehat{A}\) + \(\widehat{C}\) = \(180^0\) => \(\widehat{C}\) = \(180^0\) - \(\widehat{A}\)= \(180^0\)– \(80^0\)=\(100^0\)

    \(\widehat{B}\) + \(\widehat{D}\) = \(180^0\) => \(\widehat{D}\) = \(180^0\) - \(\widehat{B}\)= \(180^0\) – \(70^0\) = \(110^0\)

    Vậy điểm \(\widehat{C}\) = \(100^0\) , \(\widehat{D}\) = \(110^0\)

    - Trường hợp 2:

    Ta có \(\widehat{A}\) + \(\widehat{C}\) = \(180^0\)=> \(\widehat{C}\) = \(180^0\) - \(\widehat{A}\)= \(180^0\)– \(105^0\)= \(75^0\)

    \(\widehat{B}\) + \(\widehat{D}\) = \(180^0\) => \(\widehat{D}\) = \(180^0\) - \(\widehat{B}\)= \(180^0\) – \(75^0\) = \(105^0\)

    - Trường hợp 3:

    \(\widehat{A}\) + \(\widehat{C}\) = \(180^0\)=> \(\widehat{C}\) = \(180^0\)- \(\widehat{A}\)= \(180^0\) – \(60^0\) =\(120^0\)

    \(\widehat{B}\) + \(\widehat{D}\) = \(180^0\) Chẳng hạn chọn \(\widehat{B}\)= \(70^0\),\(\widehat{D}\) = \(110^0\)

    - Trường hợp 4: \(\widehat{D}\) = \(180^0\)- \(\widehat{B}\)= \(180^0\) – \(40^0\)= \(140^0\)

    Còn lại \(\widehat{A}\) + \(\widehat{C}\) = \(180^0\). Chẳng hạn chọn \(\widehat{A}\)= \(100^0\) ,\(\widehat{B}\) =\(80^0\)

    - Trường hợp 5: \(\widehat{A}\) = \(180^0\)- \(\widehat{C}\)=\(180^0\) – \(74^0\)= \(106^0\)

    \(\widehat{B}\) = \(180^0\) - \(\widehat{D}\)= \(180^0\) – \(65^0\)= \(115^0\)

    - Trường hợp 6: \(\widehat{C}\) = \(180^0\) - \(\widehat{A}\)= \(180^0\) – \(95^0\) = \(85^0\)

    \(\widehat{B}\) = \(180^0\) - \(\widehat{D}\)=\(180^0\) – \(98^0\) = \(82^0\)

    Vậy điền vào ô trống ta được bảng sau:

    [​IMG]




    Bài 54 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2. Tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat{ABC}\) + \(\widehat{ADC}\) = \(180^0\). Chứng minh rằng các đường trung trực của \(AC, BD, AB\) cùng đi qua một điểm.

    Hướng dẫn giải:

    Tứ giác \(ABCD\) có tổng hai góc đối diện bằng \(180^0\) nên nội tiếp đường tròn tâm \(O\), ta có

    \(OA = OB = OC = OD\)

    Do đó các đường trung trực của \(AB, BD, AB\) cùng đi qua \(O\)




    Bài 55 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2. Cho \(ABCD\) là một tứ giác nội tiếp đường tròn tâm \(M\), biết \(\widehat {DAB}\)= \(80^0\), \(\widehat {DAM}\) = \(30^0\), \(\widehat {BMC}\)= \(70^0\).

    Hãy tính số đo các góc \(\widehat {MAB}\), \(\widehat {BCM}\), \(\widehat {AMB}\), \(\widehat {DMC}\), \(\widehat {AMD}\), \(\widehat {MCD}\) và \(\widehat {BCD}\)

    [​IMG]

    Ta có: \(\widehat {MAB} = \widehat {DAB} - \widehat {DAM} = {80^0} - {30^0} = {50^0}\) (1)

    - \(∆MBC\) là tam giác cân (\(MB= MC\)) nên \(\widehat {BCM} = {{{{180}^0} - {{70}^0}} \over 2} = {55^0}\) (2)

    - \(∆MAB\) là tam giác cân (\(MA=MB\)) nên \(\widehat {MAB} = {50^0}\) (theo (1))

    Vậy \(\widehat {AMB} = {180^0} - {2.50^0} = {80^0}\)

    \(\widehat {BAD}\) =\(\frac{sđ\overparen{BCD}}{2}\)(số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn)

    \(=>sđ\overparen{BCD}\)=\(2.\widehat {BAD} = {2.80^0} = {160^0}\)

    Mà \(sđ\overparen{BC}\)= \(\widehat {BMC} = {70^0}\) (số đo ở tâm bằng số đo cung bị chắn)

    Vậy \(sđ\overparen{DC}\)=\({160^0} - {70^0} = {90^0}\) (vì C nằm trên cung nhỏ cung \(BD\))

    Suy ra \(\widehat {DMC} = {90^0}\) (4)

    \(∆MAD\) là tam giác cân (\(MA= MD\))

    Suy ra \(\widehat {AMD} = {180^0} - {2.30^0}\) (5)

    \(∆MCD\) là tam giác vuông cân (\(MC= MD\)) và \(\widehat {DMC} = {90^0}\)

    Suy ra \(\widehat {MCD} = \widehat {MDC} = {45^0}\) (6)

    \(\widehat {BCD} = {100^0}\) theo (2) và (6) và vì CM là tia nằm giữa hai tia \(CB, CD\).




    Bài 56 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2. Xem hình 47. Hãy tìm số đo các góc của tứ giác \(ABCD\)

    [​IMG]

    Hướng dẫn giải:

    Ta có \(\widehat{BCE}\) = \(\widehat{DCF}\) (hai góc đối đỉnh)

    Đặt \(x\) = \(\widehat{BCE}\) = \(\widehat{DCF}\). Theo tính chất góc ngoài tam giác, ta có:

    \(\widehat{ABC}\) = \(x\) + \(40^0\) (1)

    \(\widehat{ADC}\) = \(x\) + \(20^0\) (2)

    Lại có \(\widehat{ABC}\) +\(\widehat{ADC}\) = \(180^0\) (3)

    (hai góc đối diện tứ giác nội tiếp)

    Từ (1), (2), (3) suy ra:

    \(180^0\) = \(2x\) + \(60^0\) \(\Rightarrow\) \(x \)= \(60^0\)

    Từ (1), ta có:

    \(\widehat{ABC}\) = \(60^0\) + \(40^0\) = \(100^0\)

    Từ (2), ta có:

    \(\widehat{ADC}\) = \(60^0\) +\(20^0\) = \(80^0\)

    \(\widehat{BCD}\) = \(180^0\) \(– x\) (hai góc kề bù)

    \(\Rightarrow\)\(\widehat{BCD}\) = \(120^0\)

    \(\widehat{BAD}\) = \(180^0\) - \(\widehat{BCD}\) (hai góc đối diện của tứ giác nội tiếp)

    \(\Rightarrow\) \(\widehat{BAD}\) = \(180^0\)– \(120^0\) = \(60^0\)




    Bài 57 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2. Trong các hình sau, hình nào nội tiếp được một đường tròn:

    Hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang, hình thang vuông, hình thang cân ? Vì sao?

    Hướng dẫn giải:

    Hình bình hành nói chung không nội tiếp được đường tròn vì tổng hai góc đối diện không bằng \(180^0\).Trường hợp riêng của hình bình hành là hình chữ nhật (hay hình vuông) thì nội tiếp đường tròn vì tổng hai góc đối diện là \(90^0\) + \(90^0\) = \(180^0\)

    [​IMG]

    Hình thang nói chung, hình thang vuông không nội tiếp được đường tròn.

    Hình thang cân \(ABCD (BC= AD)\) có hai góc ở mỗi đáy bằng nhau

    \(\widehat{A}\) = \(\widehat{B}\), \(\widehat{C}\) = \(\widehat{D}\); mà \(\widehat{A}\) +\(\widehat{D}\) = \(180^0\) (hai góc trong cùng phía tạo bởi cát tuyến \(AD\) với \(AD // CD\)),suy ra \(\widehat{A}\) +\(\widehat{C}\) =\(180^0\). Vậy hình thang cân luôn có tổng hai góc đối diện bằng \(180^0\)nên nội tiếp được đường tròn




    Bài 58 trang 90 sgk Toán lớp 9 tập 2. Cho tam giác đều \(ABC\). Trên nửa mặt phẳng bờ \(BC\) không chứa đỉnh \(A\), lấy điểm \(D\) sao cho \(DB = DC\) và \(\widehat{DCB}\) =\(\frac{1}{2}\) \(\widehat{ACB}\).

    a) Chứng minh \(ABDC\) là tứ giác nội tiếp.

    b) Xác định tâm của đường tròn đi qua bốn điểm \(A, B, D, C\).

    Hướng dẫn giải:

    a) Theo giả thiết, \(\widehat{DCB}\) =\(\frac{1}{2}\) \(\widehat{ACB}\) = \(\frac{1}{2}\) .\(60^0\)= \(30^0\)

    \(\widehat{ACD}\) = \(\widehat{ACB}\) + \(\widehat{BCD}\) (tia \(CB\) nằm giữa hai tia \(CA, CD\))

    \(\Rightarrow\)\(\widehat{ACD}\) = \(60^0\) + \(30^0\)=\(90^0\) (1)

    Do \(DB = CD\) nên ∆BDC cân => \(\widehat{DBC}\) = \(\widehat{DCB}\) = 30o

    Từ đó \(\widehat{ABD}\) = \(30^0\)+\(60^0\)=\(90^0\) (2)

    Từ (1) và (2) có \(\widehat{ACD}\) + \(\widehat{ABD}\) = \(180^0\) nên tứ giác \(ABDC\) nội tiếp được.

    b) Vì \(\widehat{ABD}\) = \(90^0\)nên \(AD\) là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác \(ABDC\), do đó tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác \(ABDC\) là trung điểm \(AD\).

    [​IMG]





    Bài 59 trang 90 sgk Toán lớp 9 tập 2. Cho hình bình hành \(ABCD\). Đường tròn đi qua ba đỉnh \(A, B, C\) cắt đường thẳng \(CD\) tại \(P\) khác \(C\). Chứng minh \(AP = AD\)

    Hướng dẫn giải:

    Do tứ giác \(ABCP\) nội tiếp nên ta có:

    \(\widehat{BAP}\) + \(\widehat{BCP}\) = \(180^0\) (1)

    Ta lại có: \(\widehat{ABC}\)+ \(\widehat{BCP}\) = \(180^0\) (2)

    (hai góc trong cùng phía tạo bởi cát tuyến \(CB\) và \(AB // CD\))

    Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat{BAP}\) = \(\widehat{ABC}\)

    Vậy \(ABCP\) là hình thang cân, suy ra \(AP = BC\) (3)

    nhưng \(BC = AD\) (hai cạnh đối đỉnh của hình bình hành) (4)

    Từ (3) và (4) suy ra \(AP = AD\).

    [​IMG]





    Bài 60 trang 90 sgk Toán lớp 9 tập 2. Xem hình 48. Chứng minh \(QR // ST\).

    [​IMG]

    Hướng dẫn giải:

    Kí hiệu như hình vẽ.

    [​IMG]

    Ta có tứ giác \(ISTM\) nội tiếp đường tròn nên:

    \(\widehat{S_{1}}\) + \(\widehat{M}\) =\(180^0\)

    Mà \(\widehat{M_{1}}\) + \(\widehat{M_{3}}\) = \(180^0\)(kề bù)

    nên suy ra \(\widehat{S_{1}}\) = \(\widehat{M_{3}}\) (1)

    Tương tự từ các tứ giác nội tiếp \(IMPN\) và \(INQS\) ta được

    \(\widehat{M_{3}}\) = \(\widehat{N_{4}}\) (2)

    \(\widehat{N_{4}}\) = \(\widehat{R_{2}}\) (3)

    Từ (1), (2), (3) suy ra \(\widehat{S_{1}}\) = \(\widehat{R_{2}}\) (hai góc ở vị trí so le trong).

    Do đó \(QR // ST\)