Đề bài: Nhà bác học L. Pasteur có nói đại ý: Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI A. Về kĩ năng Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề, biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp… B. Về kiến thức Bài viết có thể triển khai những ý cơ bản sau: a. Giải thích + Sự học vấn không có quê hương: Nghĩa là tri thức, thành tựu khoa học… là của chung nhân loại, con người có thể học tập, lĩnh hội mà không cần phân biệt nó là của quốc gia nào… + Ads: Tuyển sinh trung cấp dược liên thông cao đẳng dược hà nội chính quy, xét tuyển cao đẳng điều dưỡng và cao đẳng y tế hà nội năm 2016 + Nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc: Người có học, có tri thức phải biết yêu và có trách nhiệm với Tổ quốc mình. Tóm lại: Mỗi người đều có thể học tập và tiếp thu tri thức của nhân loại nhưng trong lòng phải có Tổ quốc. b. Bình luận + Tại sao con người có thể học tập tri thức mà không cần phân biệt nguồn gốc của tri thức đó? (Vì tri thức là của chung nhân loại…). que-huong Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc + Tại sao người có học vấn phải có Tổ quốc trong lòng? + Nếu người có tri thức, học vấn mà trong lòng không có Tổ quốc thì sao? + Thể hiện tình yêu Tổ quốc, người có học vấn phải làm gì? c. Mở rộng, liên hệ + Có phải chỉ có những người có học vấn mới cần có tình yêu Tổ quốc không? + Câu nói đó có ý nghĩa như thế nào trong thời đại đất nước hội nhập? + Bản thân rút ra được điều gì sâu sắc?