Kiến thức về bài thơ “Lai Tân” của Hồ Chí Minh Bài làm: I. Giới thiệu 1. Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ - Lai Tân nằm trên đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc. - Bài thơ sáng tác ở giai đoạn bốn tháng đầu tác giả bị bắt. 2. Thể loại - Thất ngôn tứ tuyệt. 3. Bố cục - Ba câu đầu: Hiện thực xã hội Lai Tân - Câu cuối: Bình luận của tác giả. 4. Chủ đề - Thái độ của tác giả đối với hiện thực xã hội Trung Quốc II. Đọc hiểu văn bản 1. Hiện thực xã hội Lai Tân - Ba câu đầu ghi lại hình ảnh một cách tự nhiên, như chụp lại hiện thực giúp ta thấy rõ cảnh tượng, hoạt động của nhà giam Lai Tân: + Ban trưởng nhà giam – con người thực thi của pháp luật nơi nhà tù, cai quản tù nhân, thế mà lại chuyên đánh bạc. + Cảnh trượng kiếm ăn quanh – hành động của một kẻ cướp cạn, trấn lột tận xương tuỷ của tù nhân, rất dơ bẩn và tàn nhẫn. + Huyện trưởng “chong đèn” làm công việc – cứ ngỡ là đang thâu đêm suốt sáng để lo công việc, đắm chìm trong công việc quên cả nghỉ ngơi. Nhưng không – đó là dang hút thuốc phiện – người có chức vụ lớn nhất thì lại thờ ơ vô trách nhiệm, chìm ngập trong tận cùng tệ nạn. - Bộ máy chính quyền Lai Tân: Thối nát, vô trách nhiệm, gợi ra hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội trưởng là yên ấm, tốt lành. Đặt ra luật pháp nhưng chúng chỉ dùng để bắt tội những con người nhỏ bé trong xã hội ấy còn những kẻ thực thi pháp luật nắm quyền sinh sát lại ngang nhiên chà đạp lên, bên ngoài thì nghiêm minh nhưng bên trong thì giả dối, bất công, phi lí. 2. Bình luận của tác giả - Ba tiếng “thái bình thiên”: hạ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, bất ngỡ. Cảnh tượng thái bình mà quan chức đánh bác, ăn hối lộ, quan liêu; đại diện cho pháp luật nhưng ngang nhiên phạm pháp luật. Kẻ phạm pháp thì cầm cân công lí, người yêu nước, vô tội bị giam cầm, phải chứng kiến những cái trớ trêu. Giọng điệu có vẻ dửng dưng, nhưng hiệu quả châm biếm thật thâm thuý sâu sắc. - Liên hệ hoàn cảnh thực tế: 1942 là thời điểm Nhật đang xâm lược Trung Quốc mới thấy hết ý nghĩa phê phán mãnh liệt của bài thơ làm sao có thể hi vọng vào những con người như thế cho sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm. III. Tổng kết 1. Giá trị nội dung Bài thơ đã phơi bày thực trang đen tối, thối nát của một xã hội tưởng như là yên ấm, tốt lành. 2. Giá trị nghệ thuật Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết tinh tế, tạo điểm nhấn ở tiếng cuối mỗi câu.
Kiến thức về bài thơ “Lai Tân” của Hồ Chí Minh Bài làm: I. Tác phẩm Tác phẩm tái hiện được bộ mặt đen tối của nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc rất tỉ mỉ, chi tiết như một cuốn phim tư liệu có sức phê phán mạnh mẽ. Tập thơ còn cho thấy một phần của tình trạng xã hội Trung Quốc vào những năm 40 của thế kỉ XX. Bài thơ Lai Tân là một trong những bài thơ trong tập thơ có nội dung hiện thực như vậy. Lai Tân là nơi mà Hồ Chí Minh đã trải qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây. Bài thơ mang tên địa danh này là bài thơ thứ 97 trong số 134 bài thơ của tập Nhật ký trong tù, nó cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm, tốt đẹp. II. Tìm hiểu tác phẩm 1. Kết cấu của bài thơ Một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thường có bốn phần, mỗi phần một câu có chức năng nhất định trong việc kết cấu và biểu đạt ý nghĩa của bài thơ. Bài thơ Lai Tân thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật nhưng có kết cấu khá đặc biệt. Tính chất đặc biệt này bắt nguồn từ dụng ý châm biếm của tác giả, đồng thời thể hiện tài năng của tác gia trong việc kết câu một bài thơ châm biếm theo thể thơ vốn rất trang trọng và nghiêm ngặt. Bài thơ chia làm hai phần rõ rệt, chứ không phải bốn phần như thế Đường luật. Phần đầu gồm ba câu đầu, viết theo lối tự sự. Phần hai chỉ có câu cuối mang tính chất biểu cảm. Phần tự sự kể lại việc Ban trưởng ngày ngày đánh bạc, Cảnh trưởng giải tù và bóc lột họ, Huyện trưởng đêm đêm chong đòn hút thuốc phiện. Phần biểu cảm là thái độ của nhà thơ trước những hiện thực được chứng kiến. Xét về kết câu, hai phần trên có liên hệ với nhau rất chặt chẽ và vững chắc. Nếu chỉ có một phần thì kết cấu sẽ bị phá vỡ, bài thơ không còn nhiều ý nghĩa, nhất là nếu mất di câu cuối thì sẽ mất ý nghĩa châm biếm, đả kích, mặc dù ba câu đầu đã thê hiện sự phê phán. Tính liên kết chặt chẽ trong kết câu đã làm nổi bật mâu thuẫn giữa sự bất an và thái bình, tạo nên tiếng cười chua cay trước hiện thực sống. 2. Đốì tượng phê phán trong bài thơ Bài thơ được viết vào giai đoạn đất nước Trung Quốc bị phát xít Nhật xâm lược, nhân dân Trung Quốc phải rên xiết dưới sự thông trị của ngoại bang và sâu mọt trong bộ máy quan lại chính quyền Tường Giới Thạch. Ba câu đầu trong bài thơ ghi lại hiện thực trong nhà tù. Đó là công việc thường ngày của ba viên quan lại tiêu biểu cho bộ máy chính quyền ở Lai Tân. Ban trưởng nhà giam thì ngày ngày đánh bạc, Cảnh trưởng bòn rút ngay cả của người tù, Huyện trưởng siêng năng đến độ phải chong đèn vào ban đêm để hút thuốc phiện. Đọc câu thơ cứ ngỡ là Huyện trưởng siêng năng đang làm việc vào ban đêm, nhưng đặt công việc vào hoàn cảnh chung của Ban trưởng và Cảnh trưởng thì rõ ràng Huyện trưởng đang làm công việc bất thường. Cảnh tượng hoàn toàn không bình thường đối với một bộ máy quan lại của chính quyền nghiêm chỉnh. Câu kết bài thơ lại tạo ra một nghịch lí: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Câu thơ không có gì là bất thường cả, guồng máy cai trị ở Lai Tân xưa nay vẫn phân công việc một cách rành mạch: Ban trưởng đánh bạc, Cảnh trưởng hối lộ, Huyện trưởng hút thuốc phiện. Cả bộ máy là một sự yên ổn, thái bình. Sự thối nát của bộ máy chính quyền đã hết sức trầm trọng, cái xâu, cái vô kỉ cương đã trở thành phổ biến, thậm chí đã trở thành một nếp sóng thường ngày. Và đó chính là sự thái bình trong cuộc sống của quan lại Lai Tân. Bộ mặt quan lại nhà tù Lai Tân được Hồ Chí Minh khắc hoạ đầy đủ, rõ nét với chỉ bốn câu thơ. Không những thế, bài thơ còn phê phán tình trạng thôi nát phổ biến của bọn quan lại và xã hội Trung Quốc dưới thời cầm quyền của Quốc dân đảng. 3. Nghệ thuật châm biếm của bài thơ Nghệ thuật châm biếm của bài thơ được tạo nên từ hai yếu tố cơ bản là mâu thuẫn và giọng điệu. Một trong những bút pháp để tạo ra tiếng cười trong nghệ thuật trào phúng là khai thác mâu thuẫn trái tự nhiên. Ở đây, mâu thuẫn được tạo dựng bởi kết cấu bài thơ. Ba câu đầu kể về những việc bất bình thường theo lẽ thường. Lẽ ra với những gì trình bày trong ba câu trên, tác giả phải kết luận bằng một câu phơi bày thực trạng xã hội, nhưng ngược lại, tác giả lại kết luận “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”, cái bất thường bỗng chốc trở thành cái bình thường. Đó là tiếng cười được tạo ra một cách chua cay. Để tiếng cười trở nên mạnh mẽ, sâu sắc và độc đáo, tác giả đã đưa ra ba hình tượng (Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng) gắn liền với ba hiện tượng (đánh bạo, ăn hối lộ, hút thuốc phiện) và không dừng lại ở đó, Hồ Chí Minh còn nâng sự việc lên tầm phổ quát và phổ biến bằng các từ lặp lại như ngày ngày, đêm đêm, y nguyên như cũ... Những hiện tượng đó đủ để chúng ta kết luận xã hội Lai Tân đang rối loạn. Nhưng bất ngờ thay, tác giả lại kết luận là đang thái bình. Hoá ra, rối loạn hay thái bình không còn phụ thuộc ở hiện thực khách quan theo logic tự nhiên nữa mà phụ thuộc vào cách nhìn hiện thực khách quan dó. Nếu người khác nhìn thì cho đó là loạn nhưng với bộ máy quan lại Lai Tân thì đó là thái bình. Người đọc luôn cười nhưng lại là điệu cười chua chát vì sự thật đã bị bóp méo một cách trần trụi, lẽ thường cuộc sống đã bị chà đạp không thương tiếc. Giọng điệu thơ chính là giọng điệu tâm hồn nhà thơ, nhà thơ không bao giờ tạo nên tiếng cười dễ dãi. Hồ Chí Minh chắc hẳn đã rất bất bình khi chứng kiến những cảnh tượng như thế. Vậy tại sao tác giả không dùng giọng điệu đanh thép, phẫn nộ mà có vẻ bình thản, nhẹ nhàng? Với bút pháp hiện thực, hơn nữa đây là hiện thực trào phúng nên tác giả đã giữ đúng thái độ khách quan nhằm mang lại giá trị phản ánh lớn nhất. Sự bình thản của Hồ Chí Minh cho ta cảm giác Người không có ý phê phán hoặc trào phúng gì cả. Tuy nhiên, với giọng thơ ấy, tác giả đã tạo ra sự đả kích mạnh mẽ, quyết liệt. Đó chính là nét độc đáo của bút pháp Hồ Chí Minh trong bài thơ.