Làm thơ lục bát

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. LUẬT THƠ LỤC BÁT:

    Theo dõi bài ca dao Sgk/155 (bảng phụ).

    Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát?

    – Dòng thứ nhất có 6 tiếng, dòng thứ hai có 8 tiếng. Gọi là thơ lục bát vì mỗi câu thơ có 2 dòng, một dòng 6 và một dòng 8 tiếng.

    Thanh trắc là những thanh nào, thanh bằng là những thanh nào?

    – Thanh trắc: ‘, ~ , ? , . (Thanh: sắt, hỏi, ngã, nặng).

    – Thanh bằng: `, – (Thanh: huyền, ngang).

    – Các tiếng có thanh bằng gọi là tiếng bằng, kí hiệu là (B); các tiếng có thanh trắc gọi là tiếng trắc, kí hiệu là (T); vần kí hiệu là (V).

    – Vần: Tiếng thứ 6 câu sáu vần với tiếng thứ 6 câu tám, tiếng thứ 8 câu tám vần với tiếng thứ 6 câu sáu tiếp theo và cứ vần như vậy đến hết bài.

    * Thanh điệu gồm có bổng và trầm, bổng gồm các thanh (‘, ?, -) ; trầm gồm các thanh (~, `,).

    Em có nhận xét về gì về các tiếng gieo vần và sự tương quan về thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu tám?

    – Các tiếng gieo vần đều là vần bằng.
    – Trong câu tám, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 là thanh huyền (trầm) và ngược lại.

    Nêu nhận xét về luật thơ lục bát: số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí gieo vần, sự đổi thay các tiếng bằng, trắc, bổng, trầm và cách ngắt nhịp trong câu?

    Số câu: Không hạn định, nhưng ngắn nhất cũng phải gồm một cặp lục bát.

    Số tiếng trong câu: Một dòng sáu tiếp một dòng tám tiếng

    Vần: Các tiếng vần đều vần bằng, các tiếng gieo vần ở vị trí là tiếng thứ 6, tiếng thứ 8.

    Luật bằng trắc:

    + Các tiếng lẻ (1,3,5,7) gieo tự do, không theo luật bằng trắc.
    + Các tiếng chẵn (2,4,6,8) theo luật: tiếng thứ 2 thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc (ngược lại là ngoại lệ).

    Bổng trầm: Trong câu tám, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại là ngoại lệ.

    Nhịp: Phổ biến là nhịp 2/2/2, 4/4.

    * Lưu ý: Đối với vần thì các tiếng 6 và 8 trong câu tám đều thanh bằng nhưng không hoàn toàn trùng dấu. Nghĩa là không được huyền – huyền hoặc không – không mà phải huyền – không hoặc không – huyền.

    * Ghi nhớ Sgk/156.

    II. LUYỆN TẬP:

    * Bài tập 1: Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao … về vần).

    – Em ơi đi học trường xa,
    Cố học cho giỏi kẻo mà / ở nhà / như là mẹ mong.

    – Anh ơi phấn đấu cho bền,
    Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người/ làm nền mai sau …

    – Ngoài vườn ríu rít tiếng chim,
    Muôn hoa đua thắm trông em học bài.
    (Muôn hoa đua thắm em chăm học hành)

    * Bài tập 2: Cho biết các câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật?

    – Chỗ sai: Tiếng thứ 6 câu 8 lạc vần với tiếng 6 của câu 6.

    + Sửa lại: Có xoài.
    + Sai giống câu trên.

    – Sửa lại: Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan.
    trở thành đội viên.

    * Bài tập 3: Tổ chức trò chơi tập làm thơ lục bát..

    * Bài tập thêm:

    – Hãy tìm một từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau:

    Bài 1:


    Vì mây cho núi lên trời,
    Vì cơn gió thổi hoa … với trăng.

    Gợi ý:

    Vì mây cho núi lên trời,
    Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng.

    Bài 2:

    Đêm nay vũ trụ lặng thinh
    Đợi ai…….hạ ơi?

    Gợi ý:

    Đêm nay vũ trụ lặng thinh
    Đợi ai dưới bóng trăng tình hạ ơi?

    Đêm nay vũ trụ lặng thinh
    Đợi ai cứ bóng trăng nhìn hạ ơi?