Tóm tắt lý thuyết 1. Sự thành lập nhà Lý Năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý thành lập - Lý Thái Tổ. Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La rồi đổi tên là Thăng Long (rồng bay). Thăng Long có vị trí thuận lợi cho việc dời đô. Thăng Long là đô thị phồn vinh gồm hòang cung và phố chợ. Năm 1054 nhà Lý đổi tên là Đại Việt. Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các đại thần, bên dưới là các quan văn võ, đây là chính quyền quân chủ cử con cháu công thần giữ chức vụ quan trọng. Hai bên thềm cung điện vua Lý treo chuông lớn, cho phép dân có gì oan ức thì đánh chuông xin vua xét xử. Hoàng tử được nối ngôi, vua cho ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc sống cả nhân dân. Cả nước chia thành 24 lộ phủ, có chức tri phủ, tri châu. Dưới lộ phủ có huyện và hương (Đinh-Tiền Lê là 10 lộ). Công việc ở lộ phủ giao cho cho các con cháu nhà vua hay các đại thần cai quản. (Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Lý ) 2. Luật pháp và quân đội Luật pháp: Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình Thư là bộ luật đầu tiên, nhằm bảo vệ vua, cung điện,bảo vệ của công, tài sản của nhân dân, nghiêm cấm mổ trộm trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, người phạm tội xử phạt rất nghiêm khắc Quân đội gồm: Cấm quân bảo vệ nhà vua và kinh thành. Quân địa phương canh phòng ở các lộ phủ và tham gia những cuộc chiến trang giữ nước, thay phiên nhau luyện tập gọi là “ngụ binh ư nông “ Quân đội có quân bộ, quân thủy, kị binh, tượng binh, vũ khí thô sơ gồm giáo mác, dao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá. Giảng Võ ở Thăng Long là nơi luyện võ nghệ của binh sĩ. 3. Đoàn kết các dân tộc trong nước, quan hệ hòa hiếu với nước ngoài Để củng cố khối đoàn kết các dân tộc, nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi. Nhà Lý luôn giữ vững độc lập tự chủ, kiên quyết bảo vệ lãnh thổ biên giới Năm 1068 nhà Tống xúi Chămpa đánh Đại Việt,bị nhà Lý đánh tan. Quan hệ bình thường với Nhà Tống, Chăm pa, Chân lạp. Nhà Lý tồn tại 200 năm đã xây dựng bộ máy nhà nước đầy đủ, quy củ hơn, củng cố khối đoàn kết các dân tộc, củng cố sự thống nhất lãnh thổ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ nền độc lập tổ quốc. Các vua nhà Lý: HiệuNiên hiệuTênSinh- MấtThời gian trị vìThụy hiệuLăngLý Thái TổThuận Thiên (1010-1028)Lý Công Uẩn974-10281009-1028Thần vũ Hoàng đếThọ LăngLý Thái TôngThiên Thành (1028-1034) Thông Thụy (1034-1039) Càn Phù Hữu Đạo (1039-1042) Minh Đạo (1042-1044) Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1049) Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054)Lý Phật Mã1000-10541028-1054Thọ LăngLý Thánh TôngLong Thụy Thái Bình (1054-1058) Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065) Long Chương Thiên Tự (1066-1068) Thiên Thống Bảo Tượng (1068-1069) Thần Vũ (1069-1072)Lý Nhật Tôn1023-10721054-1072Ứng thiên Sùng nhân Chí đạo Uy khánh Long tường Minh văn Duệ vũ Hiếu đức Thánh thần Hoàng đếThọ LăngLý Nhân TôngThái Ninh (1072-1076) Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084) Quảng Hựu (1085-1092) Hội Phong (1092-1100) Long Phù (1101-1109) Hội Tường Đại Khánh (1110-1119) Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126) Thiên Phù Khánh Thọ (1127-1127)Lý Càn Đức1066-11271072-1127Hiếu từ Thánh thần Văn vũ Hoàng đếThiên Đức LăngLý Thần TôngThiên Thuận (1128-1132) Thiên Chương Bảo Tự (1133-1138)Lý Dương Hoán1116-11381128-1138Quảng nhân Sùng hiếu Văn vũ Hoàng đếThọ LăngLý Anh TôngThiệu Minh (1138-1140) Đại Định (1140-1162) Chính Long Bảo Ứng (1163-1174) Thiên Cảm Chí Bảo (1174-1175)Lý Thiên Tộ1136-11751138-1175Thể thiên Thuận đạo Duệ văn Thần võ Thuần nhân Hiển nghĩa Huy mưu Thánh trí Ngự dân Dục vật Quần linh Phi ứng Đại minh Chí hiếu hoàng đế.Thọ LăngLý Cao TôngTrinh Phù (1176-1186) Thiên Tư Gia Thụy (1186-1202) Thiên Gia Bảo Hựu (1202-1204) Trị Bình Long Ứng (1204-1210)Lý Long Trát (Lý Long Cán)1173-12101175-1210Thọ LăngLý Huệ TôngKiến Gia (1211-1224)Lý (Hạo) Sảm1194-12261211-1224Thọ LăngLý Chiêu HoàngThiên Chương Hữu Đạo (1224-1225)Lý Phật Kim (Lý Thiên Hinh)1218-12781224-1225Cửa Mả Lăng