Lịch sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Đời sống kinh tế

    1. Sự chuyển biến của nông nghiệp

    • Nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu.
    • Ruộng đất gồm ruộng công làng xã; ruộng phong cấp cho con cháu và người có công; ruộng khai hoang.
    • Thủy lợi: cho đào kênh, khơi ngòi, đắp đê.
    • Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo.
    • Nhà vua làm lễ tế thần Nông, xong tự cầm cầy - lễ Tịch Điền.
    • Nông nghiệp phát triển được mùa liên tục
    2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

    a. Thủ công nghiệp
    • Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển nhưtrồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng ……
    • Xưởng thủ công nhà nước ở Thăng Long, dùng hàng nội hóa.
    • Các công trình nổi tiếng của thợ thủ công: chuông Qui Điền, tháp Báo Thiên…
    b. Thương nghiệp
    • Buôn bán trong nước được mở rộng,Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị.
    • Buôn bán tấp nập ở biên giới Việt -Trung,bến Vân Đồn (Quảng Ninh )
    • Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnhdo điều kiện độc lập, hòa bình và ýthức dân tộc
    II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa

    1. Những thay đổi về mặt xã hội

    • Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ.
    • Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán.
      • Tầng lớp nô tỳ.
      • Địa chủ gồm quan lại, công chúa, hoàng tử được cấp ruộng, và nông dân giàu.
      • Nông dân: là lực lượng lao động chính, đinh nam nhận ruộng công là nông dân thường; nông dân nghèo nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ trở thành nông dân tá điền.
    → Nhận xét: Sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc hơn; địa chủ nhiều hơn; nông dân tá điền tăng lên.
    2. Giáo dục và văn hóa

    a. Giáo dục
    • Năm 1070 lập Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử, dạy con vua học.
    • Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.
    • 1076 mở Quốc tử giám cho con em quý tộc học, trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
    • Học Nho học, và chữ Hán, bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt.
    • Giáo dục và thi cử còn hạn chế vì việc học chỉ giành cho con em vua, quan, nhà giàu.
    • Phật giáo phát triển: do các nhà sư có học được triều đình và nhân dân tôn trọng
    b. Văn hóa
    • Nhân dân ưa ca hát nhảy múa, hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đấu vật, đua thuyền
    • Kiến trúc và điêu khắc phát triển:
    • Chùa Một Cột (Diên Hựu), tháp Báo Thiên.
    • Tượng rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyểnnhư một ngọn lửa.
    • Nền nghệ thuật phong phú độc đáo, và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của môt nền văn hoá riêng biệt của dân tộc: Văn hoá Thăng Long
    [​IMG]
    (Đền Lý Bát Đế)
    • Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là nơi thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng được bảo tồn khá trọn vẹn, nơi tưởng niệm và phụng thờ của toàn dân đối với các vị vua nhà Lý. Đền Lý Bát Đế thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
    Bài tập minh họa

    AN NAM TỨ ĐẠI KHÍ

    Bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hoá thời Lý, Trần:
    1. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh). Tương truyền, do nhà sư Minh Không đời Lý đúc.
    [​IMG]
    (Tượng Đức Phật A Di Đà thời Lý)
    2. Tháp Báo Thiên dựng năm 1057 ở Thăng Long (Hà Nội), chỏm tháp bằng đồng.
    [​IMG]
    (Tháp Báo Thiên)
    3. Chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa), đúc năm 1101 ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Thăng Long. Do quá to, đánh không kêu, mới thả vào ruộng chùa nhiều rùa nên có tên gọi trên.
    [​IMG]
    (Chuông Quy Điền)
    4. Vạc Phổ Minh, ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định), đúc vào thời Trần Nhân Tông (1279 - 93). Năm 1426, quân Minh (Ming; Trung Quốc) phá huỷ chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh lấy đồng đúc súng. Tất cả hiện nay đều không còn.
    [​IMG]
    (Vạc Phổ Minh)