I. NHẬN XÉT Chuyển câu kể thành câu khiến: - Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương! - Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương nào! - Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương! - Hỡi nhà vua! Hãy hoàn gươm lại cho Long Vương! II. LUYỆN TẬP Câu 1. Chuyển các câu kể sau thành câu khiến : - Nam hãy đi học đi! - Thanh phải đi lao động cho đúng giờ! - Ngân cần chăm chỉ học tập! - Giang phải phấn đấu học cho giỏi! Câu 2. Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau : a) Đặt câu khiến để mượn bút của bạn: - Bạn Hải ơi, bút của mình bị hỏng rồi, bạn làm ơn cho mình mượn chiếc bút của bạn đi! b) Nói với bố của bạn để xin gặp bạn: - Thưa bác! Con là Thư, xin bác chuyển máy cho bạn Minh giúp con. Con xin cảm ơn. c) Nhờ một người chỉ đường: - Chú ơi, Chú làm ơn chỉ giúp con nhà của bạn Tâm! Câu 3. Đặt câu khiến theo các yêu cầu sau: a) Câu khiến có hãy trước động từ. - Bây giờ bạn hãy làm bài tập toán rồi hẵng đi đá bóng. b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ: - Để cổ vũ cho bạn Nam, chúng ta hẵng vỗ tay mạnh lên nào. c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ. - Xin các bạn hãy giữ trật tự để bạn lớp trưởng phổ biến kế hoạch lao động. Câu 4. Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên. - Có thể dùng câu a trong trường hợp yêu cầu bạn phải nghiêm chỉnh học tập- - Có thể dùng câu b khi yêu cầu tập thể cho bạn Nam vào thi đấu vật. - Có thể dùng câu c yêu cầu cả lớp giữ trật tự chung để cuộc họp lớp đạt kết quả tốt.