Miêu tả con đường nơi làng quê

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Mở bài:
    Giới thiệu khái quát làng quê ấy ở đâu? Em đi qua đó vào dịp nào?
    • Thân bài:
    Những nét bao quát:

    – Con đường vào làng có gì đặc biệt:
    + Con đường dốc thoai thoải từ ven đê.
    + Hai rặng nhãn um tùm.

    – Nhà cửa trong làng: Quây quần thành xóm nhỏ được ngăn chia bởi những con đường lát gạch. Ị + Màu xanh của các khu vườn: ngoài nhãn, còn có bưởi cam.

    – Những nét riêng khi nhận xét kỹ

    + Đầu làng: một gốc đa, một ngôi hàng nước.
    + Giữa làng: đình làng đồ sộ, sân đình, hồ bán nguyệt, hoa sen.
    + Những ngôi nhà: nhà ngói và nhà tranh đều có vẻ sạch sẽ, tinh tươm; hàng ra dâm bụt xén bằng phăng.

    – Những nét mới:
    • Những công trình văn hóa mới: trường học, trạm y tế; giếng có tường xây.
    • Thỉnh thoảng có một cần ăng-ten vô tuyến truyền hình.
    • Trẻ con được gặp đều khỏe mạnh, sạch sẽ; người gặp nhau, kể cả người lạ p đều chào hỏi thân mật.
    • Kết luận: Tình cảm mến yêu của em đối với con đường làng.

    Bài văn mẫu:

    Nhà tôi ở thành phố nên ít có dịp nhìn thấy con đường nơi làng quê. Tôi vẫn thường mường tượng về con đường ở làng quê khi đọc một bài thơ hay xem một đoạn phim có hình ảnh làng quê. Năm ngoái, tôi có dịp cùng học sinh cùng dã ngoại về làng quê, tôi đã bước đi trên con đường ấy và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Kỉ niệm ấy để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp đẽ.
    • Thân bài:
    Đó là một làng quê ven sông của một vùng ven đô, cách trung tâm thành phố không xa lắm. Thế nhưng, nơi đây vẫn còn giữ nguyên vẹn đặc điểm của một vùng quê việt Nam thuần hậu, thanh bình và xanh tươi.
    Vượt qua hơn 40 km, xe chúng tôi dừng lại trên một triền đê. Tại đây, chúng tôi bắt đầu đi bộ vào làng theo sự hướng dẫn của các anh chị đoàn thanh niên. Chuyến đi dã ngoại với mục đích tìm hiểu cuộc sống làng quê cho phép chúng tôi trải nghiệm những gì chúng tôi thích khám phá nên không khí khá thoải mái. Hành trang của tôi chỉ có một chiếc ba lô nhỏ đeo trên vai, một cuốn sổ ghi chép giắt bên túi và một bút chì. Tôi còn cẩn thận mang theo một chai nước đề phòng khi khát.

    Từ bờ đê khá cao, chúng tôi đi theo con đường dốc thoai thoải bằng đất nện rải đá, đi vào làng. Đá dăm còn lổm nhổm khiến một vài bạn nữ thấy khó khăn. Hai bên đường cây xanh rợp bóng mát. tôi nhận ra đó là cây xoan. Mùa này, hoa xoan nở tím khung trời. Cánh đồng rộng xanh mướt màu lúa non. Lúa mùa đương thì con gái lá tốt như phun. Thực sự, chưa bao giờ tôi thấy cánh đồng nào rộng đến thế. Từ chỗ chúng tôi đúng, cánh đồng trải dài đến ngút tầm mắt, ra tận con sông rồi ngoặc về phía sau làng. Tôi nghĩ, phía sau ấy cũng là cánh đồng lúa mênh mông.

    Đi hết bờ đê, chúng tôi bước xuống con đường đất nhỏ. Thằng Tuấn tỏ ra thích thú khi nhìn thấy bụi tre gai ở bên mé bờ ao. Những cây tre thẳng tắp vươn ngọn lên cao, cây nọ ôm lấy cây kia đu đưa trong gió. Những chiếc gai nhọn đâm ra tua tủa. Nó bẻ lấy một cây gai thì thầm: “Cái này mà đâm vào tay chắc là đau lắm”, rồi nghiêm mặt nghĩ ngợi ra vẻ nghiêm trọng lắm.

    Con đường ở làng quê khác con đường ở thành phố nhiều lắm. Nó chỉ rộng khoảng 3 mét, nền đất nện, khá nhiều bụi bặm. Ngoái nhìn lại phía sau tôi thấy những làn bụi bay lên. Đường vừa trải qua mùa mưa nên có khá nhiều ổ gà. Chị hướng dẫn đoàn giải thích, do nền đất yếu khi bị thấm nước, con đường sẽ bị khoét thành những ổ, rảnh bởi xe cộ và trâu bò đi lại. A! Tôi chợt nghĩ ra một ý tưởng. Tôi cố tìm trên mặt đất có chỗ nào còn in dấu chân trâu không nhưng tìm mãi mà chẳng thấy Chắc là do nhiều người đi lại nên dấu chân trâu dẫu có in đậm xướng nền đất cũng đã phai mòn.

    Hai bên là hàng rào cây xanh. những cây dâm bụt kết thành lũy vây lấy vườn nhà thật xinh đẹp. Người ở miền quê thường thích trồng cây làm hàng rào chứ không thích xây tường vây như ở phố. Tôi nhìn qua hàng rào, bên trong là một khu vườn cây ăn trái. Chỉ mới tháng năm, quả nhãn còn bé, nhưng nhìn những chiếc lồng tre phủ đầy ngọn cây, đã đủ để hình dung ra những chùm trìu quả ngọt ngào.
    Cổng làng uy nghi hiện ra trước mắt chúng tôi. Cổng được xây theo kiểu mái đình, hai tầng cao, Lớp vôi trên tường đã hoen màu xanh rêu, một vài chỗ đã bóc lớp vôi non. Bên trái là gốc đa cổ thụ. Bên phải là một hàng nước nhỏ. Tôi không thấy dòng chữ ghi tên làng như mấy cái cổng làng thường thấy. Chắc là nó đã phai mòn.

    Xếp hàng đi qua cổng, chúng tôi đi sâu vào trong làng. Phía trong, nhà cửa đông đúc hơn, nhà nọ tiếp giáp nhà kia. Khắp làng những con đường nhỏ lát gạch sạch sẽ ôm lấy những xóm nhà bình dị. Nhà ngói xen nhà tranh giữa những vườn cây. Cây cao, cây thấp, thỉnh thoảng nổi lên một hàng cau cao vút, tạo thành một sự hòa hợp về màu sắc và đường nét đến là thích mắt.

    Càng đi vào làng, cảm giác thú vị càng tăng. Đầu làng, bên cây đa cổ thụ là ngôi hàng nước của bà cụ già nét mặt phúc hậu, với những chiếc cốc, bát, sạch sẽ. Gần như năm chính giữa làng, bên cạnh con đường lớn, ngôi đình làng uy nghiêm trầm mặc với những mái ngói đã ngả màu náu cũ. Trước đình, cách một cái sân rộng lát gạch vuông, trên chiếc áo hình bán nguyệt đầy nước, những đóa sen hồng đang khoe sắc thắm và tỏa hương ngào ngạt.

    Nhà trong làng, nhà ngói hay nhà tranh, đều có vẻ sạch sẽ tinh tươm. Nhà nào cũng có vườn cây quả ăn quả hay ít nhất là có một vài cây ở trước sân nhà. Nhà nào cũng có rào bao quanh bằng cây râm bụt được cắt xén phăng phiu, tỏ ra chúng vẫn thường được chăm sóc, tỉa tót.

    Điều khiến tôi chú ý là hai ngôi nhà to lớn, thoáng mát, quét vôi sạch sẽ. Đây chính là ngôi trường trung học cơ sở và trạm y tế của xã. Thỉnh thoáng, cạnh đường đi, em lại gặp một giếng nước có xây bờ cao, không phải là thứ giếng đất mà tôi vẫn thường được nghe kể về nông thôn ngày xưa. Cứ cách dăm bảy căn nhà, thấy một cây tre cao mang chiếc ăng-ten của máy truyền hình. Thằng Dũng cứ nhìn chăm chăm đến lạ rồi lắc lắc cái đầu bảo: “Nó giống cột thu lôi ghê luôn”.

    Trên đường đi, em gặp nhiều trẻ con. Chúng ăn mặc sạch sẽ, mặt mũi sáng sủa. Những người làng gặp nhau, chào hỏi nhau thân mật niềm nở, đúng với điều mà cha ông ta thường nói: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tôi nhìn thấy một vài cụ già đang chơi cờ dưới gốc cây đa cạnh quán nước nhỏ. Tôi nhận ra khuôn mặt các cụ đăm chiêu nhìn đăm đăm vào bàn cờ. Chắc nước cờ đang đến hồi gay cấn nên lắm. Cô chủ quán vừa thổi lửa đun nồi bắp luộc, vừa trò chuyện rôm rả cùng một người đàn bà đến mua hàng.
    • Kết bài:
    Chuyến dã ngoại kết thúc tốt đẹp. Tôi cũng đã ghi chép được khá nhiều và chắc chắn sẽ có một bài thu hoạch ưng ý. Hình ảnh ngôi làng này cứ theo em mãi trên đường. Mỗi con đường chứa đựng không biết bao nhiêu tình cảm của con người, gợi nhớ về cuộc sống thanh bình, đằm thắm, nghĩa tình của quê hương Việt Nam.