Ôn tập phần văn

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Soạn bài: Ôn tập phần văn
    Câu 1: Lập bảng danh mục nhan đề các văn bản tác phẩm (hoặc đoạn trích) đã được đọc – hiểu trong cả năm học.

    [​IMG]

    Câu 2:

    - Ca dao, dân ca : những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

    - Tục ngữ : là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiêm của nhân dần về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

    - Thơ trữ tình : là sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính chất biểu cảm, tất cả nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó.

    - Thơ thất ngôn tứ tuyệt : thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó câu 1,2,4 hoặc chỉ câu 2,4 hiệp vần nhau chữ cuối.

    - Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt : thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ, cách gieo vần giống thất ngôn tứ tuyệt.

    - Thơ thất ngôn bát cú : thể thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Có gheo vần ( chỉ 1 vần) ở chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 – 4, 5 – 6.

    - Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca;kKết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát); vần bằng, lưng (6-6); chân (6-8); liền; nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4; luật bằng trắc: 2B - 2T - 6B - 8B.

    - Thơ song thất lục bát: Kết hợp có sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát; một khổ 4 câu; vần 2 câu song thất; nhịp ở 2 câu 7 tiếng.

    - Phép tương phản nghệ thuật: Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, ... trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả hai.

    - Tăng cấp trong nghệ thuật: Thường đi cùng với tương phản.


    Câu 3: Những tình cảm, những thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học:

    - Tình cảm gia đình.

    - Tình yêu quê hương, đất nước, con người.

    - Những câu hát than thân.

    - Những câu hát châm biếm.

    Câu 4: Những kinh nghiệm thái độ của nhân dân đối vớí thiên nhiên,lao động sản xuất con người và xã hội:

    - Các câu tục ngữ đã học thể hiện những kinh nghiệm về thời tiết,trồng trọt,chăn nuôi,nhữngkinh nghiệm về đời sống.

    - Thể hiện thái độ tôn vinh giá trị con người,thái độ đề cao các phẩm chất tốt đẹp.

    Câu 5:

    - Lòng yêu quê hương đầt nước và hào khí chiến thắng,khát vọng thái bình thịnh trị.

    - Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

    - Tố cáo chiến tranh phi nghĩa,khát khao hạnh phúc lứa đôi.

    - Trân trọng vả đẹp và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam,thương cảm cho thân phận chìm nổi của họ.
    - Tình yêu con người và mong mụốn mọi người đều no ấm

    Câu 6: Lập bảng thống kê các tác phẩm văn xuôi đã học (trừ phần văn nghị luận) theo mẫu:
    [​IMG]
    Câu 7:Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:

    - Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).

    - Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

    - Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.

    - Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

    - Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.

    Câu 8:

    Ý nghĩa của văn chương
    Câu 1:

    Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

    Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn "văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người". Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.


    Câu 2:

    Hoài Thanh viết: "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống".

    Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.


    Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.

    Câu 3: Theo Hoài Thanh, văn chương có công dụng:

    - "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài..., văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống"

    - Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

    - Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên: Có thể nói... là quá đáng.


    Câu 4:

    a. Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận văn chương, vì nội dung bàn đến là ý nghĩa, công dụng của văn chương.

    b. Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.

    Câu 9: Xem lại phần giới thiệu SGK lớp 6.