Ôn tập tác phẩm trữ tình – Ngữ văn 7

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. NỘI DUNG ÔN TẬP:

    * Câu 1/180:
    Nêu tên tác giả của các tác phẩm:

    * Câu 2/180: Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện:

    – Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả
    – Qua đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn giữa núi đèo hoang sơ
    – Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê
    – Sông núi nước Nam: Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch (kẻ thù xâm lược).
    – Tiếng gà trưa: Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
    – Bài ca Côn Sơn Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên
    – Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảng khắc đêm vắng
    – Cảnh khuya Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan.

    * Câu 3/181: Sắp xếp tên tác phẩm với thể thơ tương ứng:

    – Sau phút chia li (Song thất lục bát)
    – Qua Đèo Ngang (Bát cú Đường luật)
    – Bài ca Côn Sơn (Lục bát)
    – Tiếng gà trưa (ngũ ngôn).
    – Cảm nghĩa trong đêm thanh tĩnh (Cổ phong – cổ thể)
    – Sông núi nước Nam (Tuyệt cú Đường luật)

    * Câu 4/181: Những ý kiến không đúng: a, e, i, k.

    * Câu 5/182: Điền các từ:

    Tập thể và truyền miệng.
    Lục bát.
    So sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, tiểu đối, cường điệu, nói giảm, câu hỏi tu từ, chơi chữ, các mô típ giống nhau …

    * Ghi nhớ: Học Sgk/182.

    II. LUYỆN TẬP:

    * BÀI TẬP: (TRẮC NGHIỆM):

    Câu thơ sau trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?

    “Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
    Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”

    – Trần Nhân Tông – Thiên Trường vãn vọng.

    Đoạn văn sau trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?

    “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời”
    – Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam.

    ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (tt)

    1. NỘI DUNG ÔN TẬP:
    * Câu 1:
    Nêu tên tác giả của các tác phẩm:

    * Câu 2: (Theo bảng Sgk181.

    * Câu 4/181: Những ý kiến không đúng: a, e, i, k.

    * Câu 5/182: Điền các từ:

    * Ghi nhớ: Học Sgk/182.

    * TIẾT 2:
    1. LUYỆN TẬP:
    * Câu 1/192: Nội dung trữ tình và hình thức thể hiện trong những câu thơ của Nguyễn Trãi:
    1. Hai câu đầu:
    – Nội dung: Nỗi lo buồn vì dân, vì nước suốt cả ngày đêm không ngủ yên.
    – Hình thức: Thông qua tả, kể sự vật ngôn ngữ bình dị, chân thực
    1. Hai câu sau:
    – Nội dung: Ở đây không chỉ là nỗi lo thường trực nữa mà là nỗi lo duy nhất (bui: chỉ có, duy nhất). Nỗi lo ấy cuồn cuộn suốt đêm ngày như thuỷ triều biển đông.
    – Hình thức: Giọng thơ gợi cảm, ngôn ngữ mạnh mẽ, hình ảnh ẩn dụ.

    * Câu 2/192: So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
    Tĩnh dạ tứ

    – Tình cảm quê hương biểu hiện lúc xa quê đang ở nơi đất khách quê người.
    – Biểu cảm trực tiếp.
    – Biểu hiện nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha.

    Hồi hương ngẫu thư

    – Tình cảm biểu hiện lúc mới đặt chân về quê sau bao năm xa cách.
    – Biểu cảm gián tiếp.
    – Đậm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi, chua xót.

    * Câu 3/193: So sánh bài thơ “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” với “Rằm tháng giêng” ở hai vấn đề: cảnh vật và tình cảm.

    – Giống: Cả hai bài đều có hình ảnh của đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông.
    – Khác:
    Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều:

    – Màu sắc thơ yên tĩnh và chìm trong bóng tối của đêm khuya
    – Giọng thơ buồn, hoài cổ.
    – Người lữ khách thao thức không ngủ được vì nỗi buồn xa xứ.

    Rằm tháng giêng:

    – Màu sắc sống động, tươi mới. Tuy có nét huyền ảo song trong sáng.
    – Giọng thơ vui vẻ, trong sáng.
    – Người chiến sĩ vừa hoàn thành nhiệm vụ trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng.

    * Câu 4/193: Đọc kĩ lại ba bài tuỳ bút và hãy chọn những ý kiến nào là đúng:
    => Ý đúng (b,c,e).