Đề bài : Phân tích bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu Bài làm: Thôi Hiệu (704- 754) ỏ Biện Châu, Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung QUốc. Thơ của ông sáng tác với nhiều thể loại khác nhau, nhưng đều mang đậm dấu ấn của thơ Đường. Trong số những tác phẩm của ông, Hoàng Hạc Lâu là một tác phẩm tiêu biểu, nổi bật nhất, được ca ngợi trong suốt hàng ngàn năm.Với thể thơ Đường luật cùng với nghệ thuật tài tình, bài thơ như một lời tâm tình của tác giả về nhân tình thế thái, cũng như sự u hoài trước thời thế của ông. Xuyên suốt bài thơ là một màu thơ buồn, buồn từ trong thơ đến con người. Nhịp thơ chậm rãi, da diết như cứa vào tâm can của con người sự tiếc nuối, chua xót. Hai câu thơ đầu mở ra cho người đọc một khung cảnh cô độc, hoang tàn: Hạc vàng ai cưỡi đi đâu Mà nay Hoàng Hạc riêng lâu còn trơ. Ngay từ hai câu thơ đầu, tác giả đã rất tài tình, khéo léo khi mượn nhờ điển cổ “ Hạc vàng” trong truyền thuyết hóa tiên của Phí Văn Vi. Lầu Hoàng Hạc là nơi có nhiều truyền thuyết được lưu truyền, nhưng hình ảnh hóa tiên của nhân vật Phí Văn Vi trong lịch sử mới là điều đáng chú ý. Tất cả đều gợi cho chúng ta nhớ đến một thời vàng son, huy hoàng mà nơi đây đã từng có. Hào hùng là thế nhưng đến câu thơ thứ hai, giọng thơ lại trùng xuống, khác biệt hẳn so với câu thơ đầu tiên. Giọng thơ mang màu u ám, não nề, khiến cho người đọc cảm thấy trơ trọi và lạc lõng, đơn độc. Ở một nơi mà trước đây đã từng đẹp đẽ đến thế, mà giờ đây chỉ còn là một đống hoang tàn, đổ nát. Thôi Hiệu sử dụng biện pháp đối lập để cho mọi người thấy rõ được hiện thực của nơi này. Khung cảnh hoang tàn, cô độc lạnh lẽo này còn dẫn người đọc đến một mạch cảm xúc khác, đó là sự tiếc nuối và nỗi chua xót vô bờ bến: Hạc vàng đi mất từ xưa Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay. Một nơi đã từng gắn liền với hình ảnh thơ mộng đến thần tiên như Hoàng Hạc Lâu mà giờ đây chỉ còn lại là những ảo ảnh, những thương nhớ của người ở lại. Thôi Hiệu nhìn khung cảnh bây giờ, nhớ về ngày xưa để xót xa, tiếc nuối cho những gì đã không còn nữa. Tác giả như đang hỏi người khác nhưng có lẽ là đang hỏi chính bản thân mình. Hình ảnh ngày xưa mây trắng bay liệu giờ có còn nữa hay không? Những hoài niệm xưa cũ này có lẽ chỉ khiến cho con người thêm đau lòng. Tâm sự u uất, tình cảm nặng nề trong trái tim dường như được toát lên chỉ qua vài nét vẽ trong thơ. hoang-hac-lau Hai câu thơ tiếp theo, tác giả miêu tả khung cảnh thiên nhiên tuy đẹp nhưng lại mang nét buồn bã của Hoàng Hạc Lâu thời điểm này: Hán Dương sông tạnh cây bày Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non. Hai địa điểm nổi bật của Hoàng Hạc Lâu là Hán Dương và Anh Vũ mang đến cho người đọc cảnh dòng sông phẳng lặng và thảm cỏ non đã xanh dày. Thiên nhiên hoang vắng, cô liêu đến vậy khiến cho con người ta buồn sầu thêm. Thôi Hiệu thật tài tình khi dùng phép nghệ thuật tả cả ngụ tình đặc sắc, khéo léo lấy xa để nói gần. Vậy nhưng cảm xúc được trỗi dậy trong lòng một cách mãnh liệt nhất có lẽ là ở hai câu thơ cuối: Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói song cho buồn lòng ai. Bao trùn hai câu thơ là nét cổ điển đặc trưng của thơ Đường, mang đến vẻ đẹp cô liêu đến não lòng. Tác giả buồn đau, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trào dâng trong lòng khiến ông cảm thấy chua xót. Sóng lòng cuộn trào mà tưởng như sóng sông Trường Giang. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trong thơ Thôi Hiệu như cứa vào lòng những người con đang xa quê hương, cùng chung nỗi niềm với ông. Qua bài thơ Hoàng Hạc Lâu, tác giả Thôi Hiệu đã khiến cho người đọc trào dâng suy nghĩ, trăn trở xúc động với những cảm xúc của tác giả. Đây cũng là bài thơ mang đến sự đột phá trong thơ Đường, với phong cách sáng tác mới lạ, độc đáo.