Đề bài: Hãy phân tích hình ảnh cây xà nu trong tác phẩm "rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành. I. Đặt vấn đề Mảnh đất Tây nguyên đi vào văn học đương đại việt nam ngòi bút của Nguyễn Trung Thành là những tác phẩm thành công nhất của ông. Là những tác phẩm viết về đề tài Tây Nguyên. Tây Nguyên của thời kì chống Pháp hào hùng đi vào trang văn học của Nguyên Ngọc bằng tiểu thuyết “ Đất nước đứng lên” và Tây Nguyên trong những ngày sôi sục đánh Mỹ một lần nữa đã sống dậy dưới ngòi bút của ông bằng truyện ngắn “ rừng xà nu” . Tác phẩm được viết 1965, trong những ngày cả dân tộc sôi sục đánh Mỹ II. Văn bản 1. Cảm nhận chung Đây là một Tây Nguyên mang vóc dáng của một sử thi – là câu chuyện của một đời người kể trong một đêm: là câu chuyện của một đời người gắn bó với vận mệnh của một làng được kể một già làng trong một đêm mưa rì rào với gió nhẹ – từ câu chuyện cuộc đời Tnú, chân lý đấu tranh của dân tộc đã tỏa sáng: “ Chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo” phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng 2. Những vấn đề chính Hình tượng cây xà nu. Nét chung Có một câu văn được lặp lại gần như nguyên vẹn ở đầu và ở cuối tác phẩm: “ Đứng trên đồi xà nu trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời đến hết tầm mắt cũng không thấy gì cả. ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Tuy nhiên, không chỉ có ở mặt đầu và cuối tác phẩm mà còn góp mặt trong suốt câu chuyện về cuộc đời Tnú và làng Xô Man Hiện ra như thế nào – Qua bút pháp tả thực: Rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên gắn với một địa chỉ cụ thể mà cũng thật diệu vợi: Xà nu của đại ngàn tây nguyên của làng Xô Man bất khuất cách núi Ngọc Linh hai ngày đường đi bộ + Trong cuộc sống hàng ngày cây xà nu gắn bó với những người dân làng Xô Man như hình với bóng. Lửa xà nu cháy trong bếp mỗi nhà, khói xà nu làm tấm bảng đen để A Quyết dạy Mai và Tnú học chữ. Ngọn đuốc xà nu dẫn lối cho dân làng đến nhà ưng. Người dân làng Xô Man sinh ra dưới gốc xà nu; khi lớn lên vui chơi hẹn hò dưới màu xanh của những tán lá xà nu và khi yên nghỉ lại nằm dưới những cánh rừng xà nu bạt ngàn. Trong những sự kiện quan trọng ánh lửa xà nu cho Tnú chứng kiến cảnh vợ con anh bị thằng Dục tra tấn dã man bằng cây sắt, còn bản thân anh cũng bị kẻ thù dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay. Đau thương và đêm đêm làng Xô Man thức trong ánh đuốc xà nu mài vũ khí chờ ngày nổi dậy cũng chính ngọn lửa xà nu cho Tnú nhìn thấy xác mười tên giặc nằm ngổn ngang ở nhà ưng. Qua phương thức chuyển nghĩa Với bút pháp tả thực Nguyễn Trung Thành đã cho người đọc cảm nhận sự gắn bó khăng khít giữa người và xà nu. Người đọc thậm chí có cảm giác nhân vật Tnú đi đến đâu là có bóng xà nu tỏa ra ở đó. Dường như không bằng lòng, Nguyễn Trung Thành muốn xà nu trở thành điểm tựa và suy tư về người những người dân làng Xô Man bất khuất – Từ biện pháp tả thực ông đã chuyển qua phương thức chuyển nghĩa + Xà nu đau thương: trong những năm chiến tranh nói đến xà nu là nói đến những đau thương “ cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là cây không bị thương, có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”; thương tích trên mình xà nu gợi cho ta nhớ tới những đau thương mà dân làng Xô Man phải chịu khi kẻ thù tới đất này. Đó là cái chết của bà Nhan, a Sút và ngay tại gia đình nhỏ của Tnú là cái chết của Mai và đứa con trai. Còn bản thân Tnú cũng bị kẻ thù dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay. + Sức sống: Xà nu mang sức sống mãnh liệt “ cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Hình ảnh tuyệt đẹp của những cây xà nu gợi nhắc cho ta về các thế hệ người dân làng Xô Man nối tiếp nhau đứng lên làm cách mạng. A Quyết hi sinh đã có Tnú và Mai tiếp bước; Mai ngã xuống giữa tuổi trẻ có Dít hiên ngang đi tiếp con đường của chị; Tnú ta đi lực lượng quân giải phóng đã có thằng bé Heng biết tạc hình theo hình ảnh của anh – Xà nu là thứ cây ham ánh sáng mặt trời: “ chúng phóng lên rất nhanh để đón lấy thứ ánh sáng từ trên cao rọi xuống từng luồng lớn thẳng tắp”, “lóng lánh vô hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng, long lanh nắng hè gay gắt”. Hình ảnh tuyệt đẹp của những rừng cây xà nu gợi tới những người dân làng Xô Man trong sáng thủy chung tuyệt đối chung thành với cách mạng. Họ luôn tự hào “ năm năm chưa có một cán bộ nào của Đảng bị giặc bắt hay giết trong rừng làng này. Tả người Nhà văn cũng rất có ý thức so sánh đối chiếu với xà nu . Cụ Mết thật sự là một cây xà nu cổ thụ, “ cụ Mết ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn”, bàn tay cụ xù xì như vỏ xà nu, còn vết thương trên lưng Tnú do giặc tra tấn sớm đến chiều “ đỏ bầm, tím thẫm như nhựa xà nu”. Khi làng Xô Man nổi dậy thì đó cũng là sự nổi giận của những cánh rừng xà nu “ suốt đêm nghe lửa cháy khắp rừng” và cả rừng Xô Man ào ào rung động Thông qua cây xà nu ta hiểu thêm về người tây Nguyên và cây xà nu trở thành tâm điểm của nỗi nhớ và suy tư về miền đất anh hùng Nhìn chung trong Tây Nguyên “rừng xà nu”, tác giả đã viết về xà nu bằng một giọng văn thiết tha đầy sức biểu cảm, đầy sự khâm phục tự hào. Nhiều lúc như không nén nổi những xúc động đang tràn ngập, nhà văn đã thốt lên những lời nhận xét trực tiếp, để lộ cái tôi của mình “trong rừng ít có những loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”, “ cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế” động từ, trạng từ gây cảm giác mạnh được huy động cho mục đích miêu tả: ào ào, ứa, tràn trề, ngọt ngào, long lanh, gay gắt, bầm, ngã ngục, lao động, phóng, vượt… Đặc biệt, tác giả đã sử dụng rất đắt cái nhìn của điện ảnh để cho sinh vật sinh động và nét hơn. Ống kính của ông khi thì lùi ra xa để lấy toàn cảnh xà nu, khi thì ra soát, soi kỹ dáng vươn lên kiêu dũng của những cây xà nu con. Có lúc tác giả quay chếch ống kính để trở mắt ta màn ảnh như chao đảo: một cảnh tượng tuyệt vời, nên thơ tráng lệ hiện ra: “ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp” Tổng kết Là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành, hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu đã đem đến cho tác phẩm một chất thơ, chất nhạc, thậm chí cả chất điện ảnh hết sức phong phú. Cũng nhờ hình ảnh đó, tính sử thi của tác phẩm được bộc lộ đậm nét lớn, sự thuần nhất trang trọng của lời văn trần thuật cũng gây được ấn tượng mạnh lớn. Ta hiểu vì sao câu chuyện về làng xà nu về Tây Nguyên bất khuất về thời đại đánh Mĩ và thắng Mỹ lại có tên là “Rừng xà nu”