Đề bài : Phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân Bài Làm: Nguyễn Tuân ( 1910- 1987) là một nhà văn kiệt xuất của nền văn học Việt Nam. Suốt cuộc đời của ông miệt mài đi tìm cái đẹp để tạo ra những tác phẩm hoa mỹ, độc đáo. Những tác phẩm của ông có thể nói gần đạt đến sự toàn diện. Tiêu biểu trong số đó là truyện ngắn “ Chữ người tử tù” trích trong tập Vang bóng một thời, xuất bản năm 1940. Truyện đã rất thành công khi khắc họa một cách tài tình nhân vật Huấn Cao, một nghệ sĩ tài hoa, mang trong mình một tính cách chân thật, thẳng thắn. Hiện lên trong tác phẩm, nhân vật Huấn Cao là một kẻ sĩ có thể sẵn sàng đứng lên chống lại triều đình, xả thân hi sinh vì đại nghĩa. Ông có thể làm tất cả để lên án, tố cáo và chống lại một chế độ triều đình mục nát, thối rữa từ bên trong. Đến nỗi trong mắt những tên lính xấu xa, Huấn Cao là một tên “ ngạo ngược và nguy hiểm nhất”, cần phải đề phòng. Còn trong mắt thầy thơ của mình, ông là một người “ văn võ đều có tài cả”. Nhưng đối với người quản ngục thì Huấn Cao là người “ chọc trời khuấy nước”, không mành danh lợi và coi thường những kẻ dùng bạo lực. Có thể thấy, với những phẩm chất như vậy thì hình ảnh Huấn Cao trong mắt mọi người là một con người tài hoa, một kẻ từ tù nhưng tấm lòng kiên trung không gì khuất phục được, thật đáng khâm phục một con người đang sống trong chốn xiềng xích nhơ bẩn mà có thể được như vậy. Không chỉ thế, Huấn Cao dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân còn là một con người bộc trực, nghĩa khí, độc đáo và khác hẳn những người khác. Thân là một kẻ tử tù nhưng ông chẳng sợ trời đất, trước mặt bất cứ ai cũng có thể thét lên, khí phách đó của ông khiến cho ai nhìn vào cũng phải nể phục. Ông còn là một kẻ sĩ tài hoa, được mến mộ mỗi khi nhắc đến “ cái người mà vùng tỉnh Sơn đã khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.” Người chữ đẹp thì lúc nào cũng sẽ được sùng bái như vậy. Chữ của Huấn Cao khi viết ra được ví như một báu vật trên đời. Đến nỗi, người quản ngục có một ước mong được sở hữu chữ của Huấn Cao để treo ở trong nhà. Một con người tài hoa như vậy nhưng tâm địa và tính cách con người ông lại rất trong sáng và ngay thẳng, chính trực. Chữ của ông chỉ viết cho những người xứng đáng, những người khiến ông tâm phục khẩu phục chứ không bao giờ ép mình phải viết chữ cho ai vì bất cứ điều gì. Có thể nói, từng câu chữ của Nguyễn Tuân vẽ nên về hình ảnh Huấn Cao khiến cho người đọc liêm tưởng đếm một bức họa sinh động về một kẻ sĩ giữa chốn dương gian. Huấn Cao còn là một người trân trọng những người bạn của mình, và ngưỡng mộ những con người có chí nhớn trong thiên hạ. Khi biết được viên quản ngục ngưỡng mộ mình và cảm phục tấm chân tình của ông, ông đã đem lòng mến mộ một con người như quản ngục, ở giữa chốn này mà lại có được sở thích cao quý, thanh tao như vậy. Ông tự trách mình thiếu chút nữa đã phụ “một tấm lòng trong thiên hạ”. Đến đây, người đọc chắc chắn không thể nén được cảm xúc, khâm phục một con người biết thế nào là chân- thiện- mỹ trong cuộc đời. Ở cuối tác phẩm, hình ảnh cho chữ được tái hiện lên, là một cảnh khó quên nhất trong tác phẩm “ Chữ người tử tù”, khiến cho người ta đọc rồi nhớ mãi. Đó là khung cảnh diễn ra ở chốn ngục tù chứ không phải nơi nào khác, thật là cảnh tượng “ xưa nay chưa từng có”. Ba con người lúc này trở nên thật đẹp, không còn la tử tù, viên quản ngục nữa mà là những con người yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp. Thật sự xúc đông vì đây là cuộc gặp gỡ muộn màng của những con người có cùng chung niềm đam mê với cái đẹp. Khi Huấn Cao vung xiềng xích vẫn còn trên tay, tung bút viết từng chữ thật đẹp khiến cho chúng ta ngưỡng mộ, xúc động nhất. Rồi khi viên quản ngục không kìm nổi cảm xúc mà vái lạy Huấn Cao, Huấn Cao liền đỡ ông dậy khiến cho người đọc nghẹn ngào cảm xúc dâng trào. Có thể nói, khi đứng giữa sự sống và cái chết, con người tài ba ấy trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Thân là kẻ tử tù nhưng cốt cách của ông xứng đáng như một vị anh hùng. Thật vậy, qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, Huấn Cao hiện lên thật vô cùng đẹp đẽ, là một kẻ sĩ khiến cho người đời nể phục. Đây là hình ảnh khiến cho bất cứ ai khi đọc xong tác phẩm đều sẽ cảm thấy ám ảnh, khắc sâu trong tâm trí.