Đề bài: Hãy Phân tích tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để thấy được nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông Bài Làm: A, Đặt vấn đề Nguyễn Minh Châu được đánh giá là một người mở đường tinh anh và đầy tài năng của nền văn học Việt Nam những năm sau đổi mới. Sáng tác của ông giai đoạn này chủ yếu thường hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết có thể nói không quá dòng tài năng của ông xứng đáng được xếp vào những hàng tài năng xuất sắc nhất của nền văn học hiện đại bởi trình độ nghệ thuật cũng như chất lượng tư tưởng. “ Chiếc thuyền ngoài xa” được viết năm 1983 đã thể hiện được những khám phá quan trọng của nhà văn từ cuộc sống nghệ thuật của thời kì mới. Thành công về nghệ thuật nổi bật của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có thể kể tới việc ông xây dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo B, Thân Bài * khái niệm tình huống – Là một sự kiện đặc biệt của đời sống được mô tả trong tác phẩm mà tại sự kiện đó nhà văn đã làm sống dậy một tình thế bất thường có tính chất éo le và gây bất ngờ giữa các nhân vật tại sự kiện đó, tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét, ý tưởng của nhà văn cũng hiện hình khác trọn vẹn. Các nhà văn lý luận vẫn đưa ra ba loại tình huống phổ biến. Thứ nhất là tình huống nhận thức mọi tình tiết, chi tiết trong truyện chủ yếu hướng tới sự lý giải giác ngộ nhận nhận thức của nhân vật. Thứ hai tình huống tâm lý: chủ yếu hướng tới việc khám phá diễn biến tư tưởng, tình cảm và tâm lý của nhân vật. Thứ ba là tình huống hành động: chủ yếu hướng tới hoạt động và bước ngoặt của nhân vật Trong truyện ngắn “ chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một hệ thống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống, tình huống nhận thức. * Tình huống – Tình huống trong Chiếc thuyền ngoài xa kể về chuyến đi của nhiếp ảnh Phùng chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù để có thể xuất bản một bộ lịch về thuyền và biển thật ưng ý. Điểm đến của anh là vùng biển miền Trung – nơi anh từng chiến đấu cũng là nơi anh có người bạn đang làm chánh án tòa án huyện. Phùng đã phục kích mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào. Sau một tuần lễ suy nghĩ tìm kiếm Phùng quyết định thu vào cuốn lịch năm sau bức ảnh cảnh thuyền đánh cá thu lưới lúc bình minh. Đó là chiếc thuyền ngoài xa trong màn sương sớm đẹp như tranh vẽ cảnh đẹp đến mức Phùng thấy: “có lẽ suốt cuộc đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi thấy một cảnh đắt trời cho như vậy…. cái khoảng khắc đó hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình , do cái đẹp tuyệt đỉnh ngoại cảnh vừa đem lại” Phùng nhanh chóng bấm máy thu lấy một cảnh không dễ gì gặp trong đời. Nhưng lúc ấy, khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ Phùng thấy hai vợ chồng làng chài đi xuống anh chứng kiến những cảnh người chồng đánh vợ hết sức dã man lão đàn ông hết sức hùng hổ mặt đỏ gay hắn rút trong người ra một chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hộc hộc, hai hàm răng nghiến ken két, mỗi nhát quất xuống hắn lại nguyền rủa bằng cái giọng đau đớn. Đứa con không thể đứng nhìn mẹ bị đánh, đã giằng được chiếc thắt lưng, rướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng. Ba hôm sau, cũng trong màn sương sớm Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cả cô chị gái tước đoạt dao găm mà đứa em trai định dùng để bảo về người mẹ đáng thương. Phùng không thể ngờ rằng đằng sau bao cảnh đẹp tựa chiêm bao lại là bao ngang trái của đời thường. Đó là tình huống gì? – Tình huống nghịch lý Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần gũi mà sự ngang trái trong gia đình làng chài. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu lên vai cặp vợ chồng “ Ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”. Lão đàn ông trước kia cực hiền lành không bao giờ đánh đập vợ. Người đàn ông chính là nạn nhân của đói nghèo lam lũ đã trở thành kẻ độc ác, hành hạ đánh đập thô bạo vợ con mình. Mỗi lần lầm lì đánh vợ như một thói quen để giải thoát tâm lý và nỗi khổ ngày thường. Người vợ vì thương con, vì cuộc sống mưu sinh đầy cam go – trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề nên đã nhẫn nhịn chịu đựng sự hành hạ của chồng từ ngày này sang ngày khác cậu bé thương mẹ, bênh vực mẹ – ở với ông ngoại sướng hơn ở trên thuyền với bố mẹ hễ rời ra là nó trốn về thằng bé tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng: “ nó còn có mặt ở dưới biển ngày nào thì mẹ nó không bị đánh” =>Đây là bi kịch của cuộc sống: đứa con trai căm thù bố vì đã hành hạ mẹ nhưng chính người mẹ không muốn con giải thoát cho mình C, Kết bài Vừa là đồng hương vừa là bạn chiến đấu của nhiếp ảnh Phùng là chánh án Đẩu. Đẩu là người tốt bụng, đầy trách nhiệm, anh luôn đứng về người phụ nữ nạn nhân của sự bảo hành để bênh vực họ. Anh mời người vợ đến tòa án huyện để khuyên bà ta ly hôn với chồng. giải thoát cho người đàn bà khỏi người chồng vũ phu: “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị : Chị không sống nổi với gã đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào” Chánh án Đẩu muốn giúp người đàn bà, muốn dùng pháp lý và đạo lý để bảo vệ chị ta như anh quả là xa vời. Thực tế khi chưa hiểu rằng cuộc sống của người phụ nữ làng chài cần có một người đàn ông làm trụ cột.