Phân tích truyện ngắn “ Hai đứa trẻ ” của Thạch Lam

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Thạch Lam là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc. Truyện của ông thường không có cốt truyện như một bài thơ đượm buồn. Tác phẩm “hai đứa trẻ” in trong tập “nắng trong vườn”. Truyện đã miêu tả diễn biến nội tâm của hai đứa trẻ trước chiều muộn về đêm. Qua cảm xúc tâm trạng, của Liên và An tác giả đã thể hiện được bức tranh nơi phố huyện nghèo, niềm hy vọng mỏng manh mơ hồ của những con người nơi phố huyện.

    Bức tranh nơi phố huyện nghèo dưới con mắt quan sát và tâm trạng của hai đứa trẻ.

    1. Cảnh chiều muộn vào tối

    Trời bắt đầu tối: 1 tiếng trống thu không, phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Một sự quan sát vừa tinh tế vừa chính xác của Thạch Lam.
    Cảm nhận của Liên: Chiều, chiều tối, một chiều êm ả như ru, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve … Bức tranh cảnh bình dị ở một vùng quê yên ả và tĩnh lặng với một giọng văn nhẹ nhàng và đượm buồn.
    Cảnh chợ chiều: chợ chiều đã vãn từ lâu, người về hết, chỉ còn thanh tre, rác rưởi. Một mùi ẩm bốc lên, cuộc sống như buồn tẻ, cảnh vật xơ xác tiêu điều ở một phố huyện nghèo.
    =>> liên cảm sâu sắc của tác giả trước giờ khắc của ngày tàn.
    Có ánh sáng trong nhà bác phổ Mĩ nhưng là ánh sáng leo lét. Một thứ ánh sáng yếu ớt, lay lắt tàn lụi gợi đến cuộc sống buồn tẻ, nhỏ nhoi.
    Cảnh vật buồn, tĩnh lặng kéo theo tâm trạng của Liên cũng buồn man mác trong giờ khắc của ngày tàn =>> sự cảm nhận tinh tế sâu sắc của tác giả ở một phố huyện nghèo.
    · Con người nơi phố huyện :
    Những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh, thanh lứa, thanh tre hay bất cứ thứ gì của người bán hàng để lại
    =>> Chúng nghèo khổ, lam lũ. Liên động lòng thương nhưng cũng không có tiền cho chúng. Đây cũng chính là tình cảm của Thạch Lam với những đứa trẻ lam lũ.
    Mẹ chị Tí: ngày mò cua bắt ốc tối lại gánh hàng ra bán nhưng cũng chẳng kiếm được là bao nhưng ngày nào cũng ra bán => chị Tí là người nghèo khổ vất vả, lam lũ, cuộc sống chật vật, cuộc sống bon chen. Tài sản chỉ là một tay xách nặng.
    =>> cuộc sống quẩn quanh không lối thoát.
    *chị em Liên: cũng ở trong gian hàng nhỏ xíu, chiếc trõng ọp ẹp… Hàng của Liên là mấy phong bao thuốc lào… Ngày phiên mà chẳng kiếm được bao nhiêu tiền =>> cuộc sống của chị em Liên rất nghèo khổ tâm tối
    *cụ Thi hơi điên: ngửa cổ uống 1 hơi hết sạch với tiếng cười khanh khách rồi lần vào đêm tối =>> tâm trạng buồn, mượn rượu giải sầu nhưng vẫn bế tắc, không lối thoát. Dưới con mắt của Liên nhỏ bé, lay lắt, tàn lụi, bế tắc không lối thoát, một cuộc sống quẩn quanh, buồn tẻ.
    => Thạch Lam dành tình yêu thương đối với người dân nơi phố huyện.
    Hai đứa trẻ (hình ảnh minh họa)

    2. Cảnh phố huyện vào đêm

    * cảnh về đêm
    Trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ thoảng qua gió mát. Đây là câu văn nhẹ nhàng, tác giả cảm nhận sự tinh tế vào đêm mùa hạ mát mẻ đẹp.
    Bóng đêm tràn về: đường, ngõ chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng cửa im ỉm, còn ánh sáng chỉ hé ra một khe cửa sổ =>> nghệ thuật đối lập =>> bóng tối bao trùm lên cảnh vật ngự trị trên không gian thời gian, ánh sáng yếu ớt tàn lụi, cảnh vật im ắng thu nhỏ. Một cuộc sống tẻ nhạt.
    Thạch Lam vừa cảm thông về sự nghèo khổ của con người phố huyện một mặt ông đã phát hiện, trân trọng những ước mơ nhỏ bé nhưng chính đáng => tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam.

    3. Cảnh chờ tàu đến

    · Tâm trạng của Liên khi ngồi chờ tàu:
    Chị em Liên mặc dù rất buồn ngủ nhưng vẫn chờ tàu bởi họ khát khao tàu chạy qua.
    An dặn Liên: vì An là đứa trẻ ngây thơ trong sáng, An rất muốn thức để chờ tàu vì đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Đây là ước muốn bình thường giản dị nhưng rất thiết tha.
    Liên ngắm nhìn cảnh vật: ngàn sao lấp lánh, con đom đóm, hoa bàng rụng xuống,…. Bằng một giọng văn nhẹ nhàng cho thấy tâm hồn của Liên phong phú và chị cảm nhận được thiên nhiên phong phú.
    · Vài nét về nghệ thuật
    – Dường như không có kết truyện, nội dung rất đơn giản diễn ra trong thời gian ngắn. Chỉ miêu tả chị em Liên ngắm nhìn cảnh chiều muộn, tàu đến tài đi.
    – Hình ảnh con người được lặp đi lặp lại. Chị Tí, chị em Liên, bám xẩm, bác siêu, cụ Thi điên.
    – Nhân vật đơn giản không có cá tính, nhấn mạnh cuộc đời đen tối nhỏ nhoi sống lay lắt nơi phố huyện.
    – Tác giả khai thác triệt để biện pháp nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng của đoàn tàu >< bóng tối.
    – Cuộc sống phố huyện nghèo >< xa hoa đô thị ở Hà Nội đối lập giữa ánh sáng nhỏ nhoi của ngọn đèn chị Tí và bếp lửa của bác Siêu >< ánh sáng của đoàn tàu, nhỏ nhoi của con người >< rộng lớn của không gian.
    · Ý nghĩa:
    Phản ánh cuộc sống tù đọng nghèo khổ tăm tối sống lay lắt tàn lụi, mờ nhạt, quẩn quanh không lối thoát của những con người nơi phố huyện và niềm khao khát ước mơ dù là mơ hồ nhưng mãnh liệt về một cuộc sống tươi sáng, một thế giới mới lạ hơn của những con người nơi phố huyện. Một mặt Thạch Lam cảm thông với số phận con người nơi phố huyện, một mặt ông trân trọng những ước mơ nhỏ bé của họ. Đó chính là tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam.
    Giọng văn nhẹ nhàng thanh thoát, đi sâu vào miêu tả, diễn biến nội tâm của nhân vật là Liên.

    4.Tổng kết

    Truyện ngắn “hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu trong sáng tác của Thạch Lam. Truyện đã dựng lên một bức tranh của phố huyện lúc chiều tối, về đêm, tàu đến và tàu đi. Qua truyện ta hiểu thêm về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo và tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam. Truyện thể hiện được phong cách viết truyện của Thạch Lam. Đó là truyện không có cốt truyện, mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương.