Phân tích truyện ngắn “Người trong bao” của nhà văn Sê-khốp

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. Tác giả – tác phẩm:

    1. Tác giả: Sê – khốp:

    – An – tôn Páp –lô – vích Sê – khốp (1860 – 1904), là nhà văn Nga kiệt xuất
    – Sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta – gan – rốc bên bờ biển A – dốp.
    – Tốt nghiệp y khoa, vừa làm bác sĩ, vừa viết báo, viết văn
    – Năm 1900, Sê – khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
    – Để lại hơn 500 truyện ngắn, truyện vừa tiêu biểu như: Anh béo anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, Hải âu, Ba chị em, Vườn anh đào…

    + Về nội dung: Lên án chế độ xã hội bất công, thói cường bạo của tầng lớp cầm quyền Nga đương thời, phê phán sự bất lực của giới tri thức và sự sa đọa về tinh thần của một bộ phận trong số họ.

    + Về nghệ thuật: Sê – khốp là nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói, là đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga cuối thế kỉ XIX.

    2. Tác phẩm: Người trong bao:


    Sáng tác trong thời gian nhà văn đang dưỡng bệnh tại bán đảo Crưm – thời kì xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế, nặng nề cuối thế kỉ XIX – môi trường ấy đã đẻ ra lắm kiểu người kì quái, và người trong bao – Bê – li – cốp là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn

    III. Phân tích tác phẩm:

    1. Chân dung, tính cách của nhân vật người trong bao – Bê – li – cốp

    * Chân dung:

    – Cặp kính đen, gương mặt nhỏ bé, nhợt nhạt, choắt lại như mặt chồn…
    – Ăn mặc: đều màu đen
    – Phục sức: giầy, ủng, kính, ô… đều để trong bao
    – Ý nghĩ: giấu vào bao
    – Cái tên Bê – li – cốp ít ai gọi mà được gọi bằng tên người trong bao

    ⇒ Chân dung kì quái, lập dị, thu mình vào trong vỏ bọc, tạo cho mình một cái bao để ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng, tác động của thế giới bên ngoài.

    * Tính cách:

    – Câu nói cửa miệng: Nhỡ lại xảy ra chuyện gì thì sao
    – Nhút nhát, sống cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi tất cả, thích sống rập khuôn như cái máy vô hồn
    – Luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ hủ, bảo thủ và luôn cho rằng sống như thế mới là sống, mới là công dân tốt, là nhà giáo có trách nhiệm
    – Không hiểu mọi người xung quanh, không hiểu xã hội, cứ nhởn nhơ, tự nhiên, đắm chìm trong sự tôn sùng quá khứ

    ⇒Bức chân dung về một con người có tính cách kì quái, lạc lõng, khủng khiếp : hèn nhát, cô độc, giáo điều, thu mình trong vỏ bọc và cảm thấy mãn nguyện khi ở trong đó. Lối sống và con người Bê – li – cốp đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tinh thần của anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, trong dân cư thành phố nơi y sống. Tất cả đều sợ y, ghét y, tránh xa y.

    2. Cái chết của Bê – li – cốp:

    * Nguyên nhân:


    Vì ngã đau, mắc bệnh lại không chịu chữa chạy
    – Vì bị sốc trước thái độ của chị em Va – ren – ca
    – Sâu xa hơn : cái chết là hệ quả tất yếu của tạng người, của cách sống, quan điểm sống của y

    ⇒ Cuối cùng Bê – li – cốp đã tìm cho mình một cái bao tốt nhất đúng như mong muốn và nguyện vọng của y

    * Sau khi Bê – li – cốp chết :

    – Mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, như thoát khỏi gánh nặng
    – Nhưng chẳng bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ. Do ảnh hưởng, tác động nặng nề, dai dẳng của lối sống, kiểu người như Bê – li – cốp đã đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hóa nước Nga

    ⇒ Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bê – li – cốp mang tính quy luật trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.

    3. Nghệ thuật biểu tượng cái bao.

    – Nghĩa gốc : Là vật hình túi dùng để bao, gói đồ vật, hàng hó…
    – Nghĩa biểu tượng : Lối sống, tính cách của Bê – li – cốp
    – Rộng hơn : Một kiểu người, một bộ phận trí thức, nhân dân Nga nửa cuối thế kỉ XIX với lối sống thu mình trong bao, trói buộc, tù hãm.

    III. Tổng kết:

    1. Giá trị nội dung:


    – Lên án gay gắt lối sống thu mình vào trong bao và tác hại của nó với hiện tai và tương lai nước Nga.
    – Lời kêu gọi mọi người phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ.

    2. Giá trị nghệ thuật:

    – Chọn ngôi kể : Người kể chuyện là Bu – rơ – kin – nhân vật Tôi, người thuật lại câu chuyện của Bu – rơ – kin là tác giả. Cách lựa chọn ngôi kẻ tạo được tính chân thực, khách quan, gần gũi, tạo được cấu trúc kể truyện lồng trong truyện, hấp dẫn người đọc.
    – Giọng kể : mỉa mai, châm biếm, trầm tĩnh, bình thản.
    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình : Bê – li – cốp tiêu biểu cho cả một kiểu người, một lối sống.
    – Nghệ thuật tương phản : lối sống của Bê –li – cốp đối lập với lối sống của chị em Va – ren – ca, tập thể giáo viên, nhân dân thành phố…
    – Nghệ thuật biểu tượng : hình ảnh cái bao, người trong bao, cái chết của Bê –li – cốp.
    – Kết thúc truyện : độc giả tự phát biểu được tư tưởng, chủ đề tác phẩm, tạo được ấn tượng độc đáo cho bạn đọc.