Phân tích ý nghĩa đoan trích ‘Hạnh phúc một tang gia” (trích Số đỏ của Vũ trọng Phụng)

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Mở bài:
    Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) là một trong nhà văn hiện thực phê phán lớn nhất của nền văn học Việt nam thế kỉ XX. Tuy chỉ có 10 năm sáng tác thế nhưng Vũ Trọng Phụng đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Hạnh phúc một tang gia là chương XV của tiểu thuyết Số đỏ, một tác phẩm kinh điển của nền văn học hienj thực phê phán thế kỉ XX.
    • Thân bài:
    Số đỏ ra đời năm 1936 – năm đầu của mặt trận dân chủ Đông Dương. Xã hội Việt Nam bị nền văn hóa phương Tây xâm nhập, giai cấp tư sản thành thị đang chạy theo lối sống lố lăng, đồi bại đương thời. Xuân tóc đỏ, nhân vật chính của tác phẩm, từ một tên “nhặt banh quần”, sống cù bơ cù bất, nhân cách đồi bại, đã vương lên trở thành một người nổi tiếng, giàu có, trở thành biểu tượng của những giá trị mới bằng những thủ đoạn hết sức đê tiện và dơ bẩn. Qua nhân vật Xuân tóc đỏ, vũ Trọng Phụng đã vạch trần bộ mặt giả dối, đểu giả, lừa lọc của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến đương thời. Trong đó, Hạnh phúc một tang gia là chương truyện tập trung bóc trần chiếc mặt nạ giả tạo của từng con người thông qua cái chết của cụ có tổ bằng nghệ thuật trào phúng bậc thầy, hết sức độc đáo của Vũ Trọng Phụng.

    Cái chết của cụ cố Tổ.

    Ba ngày sau, cụ cố Tổ hơn 80 tuổi chết thật. Cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông phán mọc sừng, cậu tú Tân, cô Tuyết…Đám con cháu vô cùng sung sướng, tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, nóng lòng chờ phát phục. Bảy giờ sáng hôm sau thì cất đám. Có hai tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa được thuê giữ trật tự. Tuyết mặc bộ đồ “ngây thơ” đi mời trầu. Đám ma theo cả lối ta, tàu, tây. Có kiệu bát cống, có lợn quay đi lọng, có đến ba tram câu đối, vài ba tram người đi đưa. Có lốc bốc xoảng, bu dích và vòng hoa. Khi đám ma đi được bốn phố thì bỗng có sáu chiếc xe, trên có sư bùa Bà Banh, xe nào cũng che hai lọng xuất hiện. Hai vòng hoa đồ sộ, một cảu báo Gõ Mõ, một của Xuân len vào hàng đầu. Cậu tú Tân vội bấm máy. Cụ bà chạy lên, sung sướng vì ông đốc tờ Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả. Bộn quan khách thì cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, … Lúc hạ huyệt, cậu tú Tân bắt bẻ từng người một để chụp ảnh. Ông phán mọc sừng, khóc to “hứt! hứt! hứt” bí mật dúi vào tay Xuân cái giấy bạc năm đông gấp tư…Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy…

    Để bóc trần bộ mặt giả dối của đám con cháu và cả xã hội, Vũ Trọng Phụng tập trung khai thác những mâu thuẫn hết sức tài tình. Đầu tiên là ngay cái tiêu đề gây chú ý: Hạnh phúc một tang gia. Tang gia là nhà có người mới mất, là chuyện đau buồn, cớ sao lại có thể hạnh phúc được. Thế mà, ai ai cũng vui vẻ, hạnh phúc hết sức. Thậm chí là sung sướng tột cùng. Đó là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của một lũ con cháu đại bất hiếu.

    Nhan đề vừa gây chú ý cho người đọc vừa phản ánh đúng sự thật mỉa mai, hào hước tàn nhẫn. Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén, qua đoạn trích Hạnh phúc của một tan gia, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước Cách mạng.

    Niềm vui, hạnh phúc của các thành viên trong và ngoài gia đình khi cụ cố tổ qua đời:

    Niềm hạnh phúc của người trong gia đình cụ cố Hồng.

    Cụ cố Hồng, con trai trưởng “chí hiếu” của “người chết”. Tuy mới 50 tuổi nhưng lâu nay chỉ ước mơ được gọi là cụ cố. Nay sung sướng ngây ngất vì nhờ cái chết của cha mình, nhờ có đám tang mà “được mặt bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho vừa khạc”, diễn trò già nua giữa chốn đông người…

    Cái chết của cụ Tổ là dịp để con trai thừa tự khoe giàu sang và phô trương chữ hiếu Ông Văn Minh: “cháu đích tôn chí hiếu” của người chết thì sung sướng điên người vì “cái chúc thư kia đã đến giờ thực thi chứ không còn là lý thuyết viễn vông nữa”. Đồng thời đây cũng là dịp để ông lăng xê những mốt trang phục táo bạo nhất.

    Cái chết của cụ Tổ là dịp để đứa cháu đích tôn thừa hưởng gia tài. Bà Văn Minh “sốt cả ruột” chờ lúc được mặt đồ xô gai tân thời của tiệm may Âu hóa cảu bà lăng xê.

    Cái chết của ông là dịp để cháu dâu chưng diện. Cậu tú Tân: sung sướng điên người vì được dùng cái máy ảnh lâu ngày chưa được dung đến.

    Cái chết của cụ Tổ là dịp để khoe khoang và thử nghiệm đồ dung. Cô Tuyết sung sướng vì được mặt bộ y phục Ngây thơ để chứng minh với thiên hạ rằng “mình chưa đánh mất cả chữ trinh”. Ông Phán mọc sừng sung sướng vì không ngờ cái sừng trên đầu mình lại có gái trị đến thế và ông tin chắc rằng mình sẽ được trả công xứng đáng.

    Niềm hạnh phúc của người ngoài gia đình:

    Bạn cụ cố Hồng được dịp khoe khoang huân chương, huy chương, nào là Bắc đấu bội tinh, Cao Miên bội tinh… và râu ria các loại “hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc nhung…”, “cảm động” khi thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực tuyết. Hai viên cảnh sát Min đơ và Min toa đang lúc thất nghiệp thì được thuê giữ trật tự cho đám tang, đã “sung sướng cực điểm”. Đám “giai thanh gái lịch” có dịp để họ bình phẩm, chê bai, ghen tuông, hẹn hò nhau. Xuân tóc đỏ sau khi ông tổ chết, uy tính danh giá cao hơn. Sư cụ Tăng Phú “sung sướng mà vênh váo” vì tin rằng sẽ có người nhận ra rằng “sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật Giáo”. Ông TYPN chờ đợi sự sáng chế của mình được ra mắt công chúng.

    Cảnh đám tang:

    Cách tổ chức: “theo lối Ta, Tây, Tàu, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng cho đến lốc bốc xoảng và bú dích” . Đó là một đám tang to nhưng ô hợp, bát nháo, thiếu vắng tình người.

    Người đi đưa đủ mọi thành phần, từ già đến trẻ, từ cảnh sát đến sư sãi, từ thằng lưu manh giá hiệu nhà cải cách, đốc tờ đến nhà thiết kế thời trang…

    Hàng phố “nhốn nháo cả lên khen đám ma to” và “chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa”.

    Lúc hạ huyệt, cụ cố Hồng mếu máo, ho khan. Ông Phán mọc sừng khóc thật to “hứt! hứt! hứt!”…, tranh thủ dúi vào tay Xuân tóc đỏ tờ giấy bạc năm đồng bạc gấp tư (một sự thanh toán song phẳng). Sự giả dối tăng lên đến cực điểm.

    Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch nói lên sự lố lăng, đồi bại của xã hội tư sản thượng lưu thời trước cách mạng.

    Vũ trọng Phụng đã tạo dựng tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác. Từ một cái chết làm bùng nổ những âm mưu, những ước vọng, những niềm sướng vui bất tận, điều mà không ai ngờ nó có thể xảy đến sau cái chết của một con người đáng kính: cụ cố tổ.

    Nhà văn tinh tế phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, một sự vật, một sự việc. Có thể nói, vũ trọng phụng đã khai thác triệt để các tình tiết bằng sự quan sát và liên hệ tài tình giữa các đối tượng và sự việc. Có một thứ keo dính nào đó gắn chặt chúng lại với nhau. Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa cũng được sử dụng một cách linh hoạt hết sức hiệu quả nghệ thuật miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết khiến cho người đọc càng đi sâu càng thấy lôi cuốn.
    • Kết bài:
    Hạnh phúc của một tang gia là minh chứng thuyết phục lối văn trào phúng, châm biếm bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. Ông khai thác triệt để cái nghịch lý trong đạo lý làm người, ông nêu lên sự đối kháng giữa cái “bi” và cái “hài”: cái đau buồn, mất mát của một gia đình có người thân qua đời với cái vui vẻ “hạnh phúc của một tang gia” để tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay cái tầng lớp thượng lưu mới trơ trẽn đến trâng tráo khi chạy theo lối sống văn minh rởm. Qua đó ông đã vạch trần bộ mặt xấu xa bỉ ổi của thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, đồng thời cảnh giác mọi người trước những phong trào do bọn thực dân phong kiến đề ra. Nhất là phong trào Âu hoá.