Sách bài tập Toán 7 - Phần Hình học - Chương II - Ôn tập chương II - Tam giác

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 103 trang 152 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho đoạn thẳng AB. Vẽ các cung tâm A và B có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại C và D. Chứng minh rằng CD là đường trung trực của AB.
    Giải
    01.png
    Gọi H là giao điểm của AB và CD
    Nối AC, AD, BC, BD
    Xét ∆ACD và ∆BCD, ta có:
    AC = BC (bán kính hai cung tròn bằng nhau)
    AD = BD (bán kính hai cung tròn bằng nhau)
    CD cạnh chung
    Suy ra ∆ACD = ∆BCD (c.c.c)
    Suy ra: \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}}\) (hai góc tương ứng)
    Xét hai tam giác AHC và BHC, ta có:
    AC = BC (bán kính hai cung tròn bằng nhau)
    \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}}\) (chứng minh trên)
    CH cạnh chung
    Suy ra: ∆AHC = ∆BHC (c.g.c)
    Suy ra: AH = BH (hai cạnh tương ứng) (1)
    Ta có: \(\widehat {{H_1}} = \widehat {{H_2}}\) (hai cạnh tương ứng)
    \(\widehat {{H_1}} + \widehat {{H_2}} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)
    Suy ra: \(\widehat {{H_1}} = \widehat {{H_2}} = 90^\circ \Rightarrow C{\rm{D}} \bot AB\) (2)
    Từ (1) và (2) suy ra CD là đường trung trực của AB.

    Câu 104 trang 152 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho tam giác ADE cân tại A. Trên cạnh DE lấy các điểm B và C sao cho \({\rm{D}}B = EC = {1 \over 2}DE\)
    a) Tam giác ABC là tam giác gì? Chứng minh điều đó?
    b) Kẻ \(BM \bot A{\rm{D}}\) kẻ \(C{\rm{N}} \bot {\rm{AE}}\). Chứng minh rằng BM = CN.
    c) Gọi I là giao điểm MB và NC. Tam giác IBC là tam giác gì? Chứng minh điều đó.
    d) Chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc BAC.
    Giải
    02.png
    Xét ∆ADE cân tại A nên \(\widehat D = \widehat E\)
    Xét ∆ABD và ∆ACE, ta có:
    AD = AE (gt)
    \(\widehat D = \widehat E\) (chứng minh trên)
    DB = EC (gt)
    Suy ra: ∆ABD = ∆ACE (c.g.c)
    Suy ra: AB = AC (hai cạnh tương ứng)
    Vậy ∆ABC cân tại A.
    b) Xét hai tam giác vuông BMD và CNE, ta có:
    \(\widehat {BM{\rm{D}}} = \widehat {CNE} = 90^\circ \)
    BD = CE (gt)
    \(\widehat D = \widehat E\) (chứng minh trên)
    Suy ra: ∆BMD = ∆CNE (cạnh huyền, góc nhọn)
    Suy ra: BM = CN (hai cạnh tương ứng)
    c) Ta có: ∆BMD = ∆CNE (chứng minh trên)
    Suy ra: \(\widehat {DBM} = \widehat {ECN}\) (hai góc tương ứng)
    \(\widehat {DBM} = \widehat {IBC}\) (đối đỉnh)
    \(\widehat {ECN} = \widehat {ICB}\) (đối đỉnh)
    Suy ra: \(\widehat {IBC} = \widehat {ICB}\) hay ∆IBC cân tại I.
    d) Xét ∆ABI và ∆ACI, ta có:
    AB = AC (chứng minh trên)
    IB = IC (vì ∆IBC cận tại I)
    AI cạnh chung
    Suy ra: ∆ABI = ∆ACI (c.c.c) \( \Rightarrow \widehat {BAI} = \widehat {CAI}\) (hai góc tương ứng)
    Vậy AI là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\)

    Câu 105 trang 153 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho hình dưới trong đó \({\rm{AE}} \bot BC\)
    Tính AB biết AE = 4m, AC = 5m, BC = 9m.
    Giải
    03.png
    Áp dụng định lý Pytago vào tam giác vuông AEC, ta có:
    \(A{C^2} = A{{\rm{E}}^2} + E{{\rm{C}}^2}\)
    \(\eqalign{
    & \Rightarrow E{C^2} = A{C^2} - A{{\rm{E}}^2} = {5^2} - {4^2} = 25 - 16 = 9 \cr
    & \Rightarrow EC = 3\left( m \right) \cr} \)
    Ta có: BC = BE + EC
    BE = BC – EC = 9 – 3 = 6(m)
    Áp dụng Pytago vào tam giác vuông AEB, ta có:
    \(A{B^2} = A{{\rm{E}}^2} + E{B^2} = {4^2} + {6^2} = 16 + 36 = 52\)
    Suy ra: \({\rm{A}}B = \sqrt {52} \left( m \right) \approx 7,2\left( m \right)\)

    Câu 106 trang 153 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Tìm các tam giác bằng nhau trên hình bên.
    04.png
    Giải
    Ta có: ∆ACB = ∆ ECD(c.g.c)
    ∆ACD = ∆ECB(c.g.c)
    ∆ABD = ∆EDB(c.g.c)
    ∆ABE = ∆EDA(c.g.c)

    Câu 107 trang 153 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Tìm các tam giác cân trên hình dưới.
    05.png
    Giải
    Ta có: AB = AC (gt) nên ∆ABC cân tại A.
    \(\Rightarrow \widehat {ABC} = \widehat {ACB} = {{180^\circ - \widehat {BAC}} \over 2} = {{180^\circ - 36^\circ } \over 2} = 72^\circ \)
    \(\widehat {BA{\rm{E}}} = \widehat {BAC} + \widehat {CA{\rm{E}}} = 36^\circ + 36^\circ = 72^\circ \)
    \(\Rightarrow \widehat {BA{\rm{E}}} = \widehat {ABE}\) => ∆ABE cân tại E
    \(\widehat E = 180^\circ - 2\widehat {ABE} = 180^\circ - 2.72^\circ = 36^\circ \)
    \(\widehat {CA{\rm{E}}} = \widehat E\) nên ∆ACE cân tại C.
    Trong ∆DAC, ta có:
    \(\widehat {DAC} = 180^\circ - \left( {\widehat D + \widehat {AC{\rm{D}}}} \right) = 180^\circ - \left( {36^\circ + 72^\circ } \right) = 72^\circ \)
    Vì \(\widehat {DAC} = \widehat {AC{\rm{D}}}\) nên ∆DAC cân tại D
    \(\eqalign{
    & \widehat {DAC} = \widehat {DAB} + \widehat {BAC} \cr
    & \Rightarrow \widehat {DAB} = \widehat {DAC} - \widehat {BAC} = 72^\circ - 36^\circ = 36^\circ \cr} \)
    \( \Rightarrow \widehat {DAB} = \widehat D\) nên ∆ABD cân tại B
    \(\widehat {A{\rm{D}}E} = \widehat {A{\rm{ED}}} = 36^\circ \) nên ∆ADE cân tại A
    Vậy có 6 tam giác cân trong hình trên.

    Câu 108 trang 153 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Bạn Mai vẽ tia phân giác của một góc như sau: Đánh dấu trên hai cạnh của bốn góc bốn đoạn thẳng bằng nhau: OA = AB = OC = CD (hình dưới). Kẻ các đoạn thẳng AD, BC, chúng cắt nhau ở K. Hãy giải thích vì sao OK là tia phân giác của góc O.
    Hướng dẫn: Chứng minh rằng:
    a) ∆OAD = ∆OCB
    b) ∆KAB = ∆KCD
    Giải
    06.png
    a) Xét ∆OAD và ∆OCB, ta có:
    OA = OC (gt)
    \(\widehat O\) chung
    OD = OB (gt)
    Suy ra: ∆OAD = ∆OCB (c.g.c)
    b) Ta có: ∆OAD = ∆OCB
    Suy ra: \(\widehat D = \widehat B\) (hai góc tương ứng)
    \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{A_1}}\) (hai góc tương ứng)
    Lại có: \(\widehat {{C_1}} + \widehat {{C_2}} = 180^\circ \) (kề bù)
    \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_2}} = 180^\circ \) (kề bù)
    Suy ra: \(\widehat {{C_2}} = \widehat {{A_2}}\)
    Xét ∆KCD và ∆KAB, ta có:
    \(\widehat D = \widehat B\) (chứng minh trên)
    CD = AB (gt)
    \(\widehat {{C_2}} = \widehat {{A_2}}\) (chứng minh trên)
    Suy ra: ∆KCD = ∆KAB (g.c.g) => KC = KA (hai cạnh tương ứng)
    Xét ∆OCK = ∆OAK, ta có:
    OC = OA (gt)
    OK cạnh chung
    KC = KA (chứng minh trên)
    Suy ra: ∆OCK = ∆OAK (c.c.c) => \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}}\) (hai góc tương ứng)
    Vậy OK là tia phân giác của góc O

    Câu 109 trang 153 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ \(BH \bot AC\). Gọi D là một điểm thuộc cạnh đáy BC. Kẻ \({\rm{D}}E \bot AC,DF \bot AB\). Chứng minh rằng DE + DF = BH.
    Giải
    07.png
    Kẻ \({\rm{DK}} \bot {\rm{BH}}\)
    Ta có: \(BH \bot AC\left( {gt} \right)\)
    Suy ra: DK // AC (hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì vuông góc với nhau)
    \( \Rightarrow \widehat {K{\rm{D}}B} = \widehat C\) (hai góc đồng vị)
    Vì ∆ABC cân tại A nên \(\widehat B = \widehat C\) (tính chất tam giác cân)
    Suy ra: \(\widehat {K{\rm{D}}B} = \widehat B\)
    Xét hai tam giác vuông BFD và DKB, ta có:
    \(\widehat {BF{\rm{D}}} = \widehat {DKB} = 90^\circ \)
    BD cạnh huyền chung
    \(\widehat {FB{\rm{D}}} = \widehat {K{\rm{D}}B}\) (chứng minh trên)
    Suy ra: ∆BFD = ∆DKB (cạnh huyền, góc nhọn)
    \( \Rightarrow \) DF = BK (hai cạnh tương ứng) (1)
    Nối DH. Xét ∆DEH = ∆DKH, ta có:
    \(\widehat {DEH} = \widehat {DKH} = 90^\circ \)
    DH cạnh huyền chung
    \(\widehat {EH{\rm{D}}} = \widehat {K{\rm{D}}H}\) (hai góc so le trong)
    Suy ra: ∆DEH = ∆DKH (cạnh huyền, góc nhọn)
    Suy ra: DE = HK (hai cạnh tương ứng) (2)
    Mặt khác: BH = BK + HK (3)
    Từ (1), (2) và (3) suy ra: DF + DE = BH

    Câu 110 trang 153 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho tam giác ABC vuông tại A có \({{AB} \over {AC}} = {3 \over 4}\) và BC=15cm. Tính các độ dài AB, AC.
    Giải
    08.png
    Theo đề bài, ta có:
    \({{AB} \over {AC}} = {3 \over 4} \Rightarrow {{AB} \over 3} = {{AC} \over 4} \Rightarrow {{A{B^2}} \over 9} = {{A{C^2}} \over {16}}\)
    Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
    \({{A{B^2}} \over 9} = {{A{C^2}} \over {16}} = {{A{B^2} + A{C^2}} \over {9 + 16}}\left( 1 \right)\)
    Tam giác ABC vuông tại A
    Áp dụng Pytago vào tam giác ABC, ta có:
    \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\left( 2 \right)\)
    Từ (1) và (2) suy ra: \({{A{B^2}} \over 9} = {{A{C^2}} \over {16}} = {{B{C^2}} \over {25}} = {{{{15}^2}} \over {25}} = {{225} \over {25}} = 9\)
    \({\rm{A}}{B^2} = 9.9 = 81 \Rightarrow AB = 9\left( {cm} \right)\) (vì AB > 0)
    \(A{C^2} = 16.9 = 144 \Rightarrow AC = 12\left( {cm} \right)\) (vì AC > 0)