Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Nhóm chim

    [​IMG]
    Hình 1: Đà điểu, chim cánh cụt, chim ưng

    [​IMG]
    • Lớp chim rất đa dạng: Số loài nhiều, chia làm 3 nhóm:
      • Chim chạy
      • Chim bơi
      • Chim bay
    • Lối sống và môi trường sống phong phú.
    [​IMG]
    Hình 2: Bộ Gà (Chim đào bới)​
    [​IMG]
    Hình 3: Bộ Chim ưng (Chim ăn thịt ban ngày)​
    [​IMG]
    Hình 4: Bộ ngỗng (Chim ở nước)​
    [​IMG]
    Hình 5: Bộ cú (chim ăn thịt ban đêm)​
    Đặc điểm
    Bộ Ngỗng
    Bộ Gà
    Bộ Chim ưng
    Bộ Cú
    MỏDài, rộng, dẹp, bờ có những tấm sừng ngangNgắn, khỏeKhỏe, quặp, sắc nhọnQuặp nhưng nhỏ hơn
    Cánhkhông đặc sắcNgắn, trònDài, khỏeDài, phủ lông mềm
    ChânNgắn, có màng bơi rộng nối liền 3 ngón trướcTo, móng cùn, con trống chân có cựaTo, khỏe, có vuốt cong sắcTo, khỏe, có vuốt cong sắc
    Đời sốngBơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạnKiếm mồi bằng cách bới đất, ăn hạt, cỏ non, chân khớp, giun, thân mềmChuyên săn bắt mồi về ban ngày, bắt chim, gặm nhấm, gà, vịtChuyên săn mồi về ban đêm, bắt chủ yếu gặm nhấm, bay nhẹ nhàng không gây tiếng động
    Đại diện của từng bộ chimNgỗng, vịt, thiên nga …Công, gà, gà lôi, trĩ …Đại bàng, diều hâu, cắt.Cú mèo, cú lợn, cú muỗi …
    Bảng: Đặc điểm câu tạo ngoài một số bộ Chim thích nghi với đời sống của chúng
    2. Đặc điểm chung của chim

    • Mình có lông vũ bao phủ
    • Chi trước biến đổi thành cánh
    • Có mỏ sừng
    • Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp
    • Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
    • Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
    • Là động vật hằng nhiệt
    3. Vai trò của chim

    • Lợi ích:
      • Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
      • Cung cấp thực phẩm
      • Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.
      • Huấn luyện để săn mồi, phụ vụ du lịch.
      • Giúp phát tán cây rừng.
    [​IMG]
    Hình 6: Cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng, nhiều chất dinh dưỡng​
    [​IMG]
    Hình 7: Chim ăn sâu bọ, động vật gặm nhấm ​
    [​IMG]
    Hình 8: Chim thụ phấn cây trồng , phát tán quả, hạt​
    • Có hại:
      • Ăn hạt, quả, cá…
      • Là động vật trung gian truyền bệnh.
    [​IMG]
    Hình 9: Chim ăn quả, hạt, cá, vật trung gian truyền bệnh​
    • Biện pháp bảo vệ:
      • Không nhốt chim quý hiếm làm cảnh . Đó là hành động phạm pháp
      • Không phóng xanh chim quý
      • Không săn bắn các loài chim hoang dã quý hiếm
      • Tuyên truyền với mọi người xung quanh để bảo vệ các loài chim nói riêng và động vật hoang dã nói chung
      • Thông báo với cơ quan chức năng các vụ vi phạm
      • Không tiếp tay cho những hành động làm mất nơi sống của chim như ô nhiễm môi trường , tàn phá rừng