Sinh học 7 Bài 8: Thủy tức

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Hình dạng ngoài và di chuyển

    a. Hình dạng ngoài:

    Toàn thân thủy tức có hình trụ dài, phần dưới thân có đế để bám vào giá thể, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có 8 tua miệng tỏa ra rất dài gấp nhiều lần chiều dài cơ thể và có khả năng co ngắn lại, có chức năng bắt mồi, di chuyển và cảm giác. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ.
    [​IMG]
    b. Di chuyển
    • Kiểu sâu đo
    • Kiểu lộn đầu
    [​IMG]
    2. Cấu tạo trong

    • Thành cơ thể có 2 lớp:
      • Lớp ngoài: gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ.
      • Lớp trong: tế bào mô cơ - tiêu hoá
    • Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.
    • Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa (gọi là ruột túi).
    [​IMG]
    3. Dinh dưỡng

    • Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hóa thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến.
    [​IMG]
    • Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.
    4. Sinh sản

    • Các hình thức sinh sản
      • Sinh sản vô tính: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở giữa cơ thể. Lúc đầu là một mấu lồi, sau đó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tua miệng của con non, thủy tức non sau đó tách khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hình thành cơ thể trưởng thành.
      • Tái sinh: Thủy tức có khả năng tái tạo toàn bộ cơ thể khi chỉ còn 1 bộ phận trong điều kiện môi trường đặc biệt.
      • Sinh sản hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần rồi tạo ra thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra khi thiếu thức ăn, ở mùa lạnh.