Sinh học 8 Bài 27: Tiêu hoá ở dạ dày

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Cấu tạo dạ dày

    • Dạ dày hình túi có dung tích 3 lít.
    • Thành cơ dày có 4 lớp
      • Lớp màng bọc ngoài.
      • Lớp cơ gồm 3 lớp cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo.
      • Lớp niêm mạc
      • Lớp dưới niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị
    [​IMG]
    • Thí nghiệm “Bữa ăn giả” trên chó của paplop:
      • Cắt thực quản, hứng phía dưới thực quản bằng cái dĩa
      • Đục lỗ dạ dày, nối lỗ thủng với ống thoát bằng kim loại
      • Cho chó ăn và quan sát, phân tích thành phần dịch vị
      • Kết quả:
        • Thành phần dịch vị gồm:
          • Nước :95%
          • Enzim pepsin,Axitclohiđric ( HCl ) và chất nhầy chỉ chiếm :5%
    [​IMG]
    [​IMG]
    2. Tiêu hóa ở dạ dày

    • Biến đổi lý học:
      • Dạ dày tiết dịch vị giúp hoà loãng thức ăn.
      • Dạ dày co bóp mạnh và nhào trộn thức ăn thấm đều dịch vị.
    • Biến đổi hoá học:
      • Hoạt động của enzim pepsin phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axit amin.
    [​IMG]
    Biến đổi thức ăn ở dạ dày
    Các hoạt động tham gia
    Thành phần tham gia hoạt động
    Tác dụng của hoạt động
    Biến đổi lý họcSự tiết dịch vịTuyến vịHòa loãng thức ăn
    Sự co bóp của dạ dàyCác lớp cơ của dạ dàyĐảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
    Biến đổi hóa họcHoạt động của enzim pepsinEnzim pepsinPhân tách prôtêin chuỗi dài thành các prôtêin chuỗi ngắn từ 3-10 axitamin
    • Các loại thức ăn khác như: lipit, gluxit… chỉ biến đổi về mặt lý học.
    • Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3 - 6 tiếng tuỳ loại thức ăn.
    • Thức ăn được đẩy xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị.