Soạn bài Chơi chữ SBT Ngữ Văn 7 tập 1

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài tập
    1. Bài tập 1, trang 165, SGK.
    2. Bài tập 2, trang 165, SGK.
    3. Bài tập 3, trang 166, 5GK.
    4. Bài tập 4*, trang 166, SGK.
    5. a) Lối chơi chữ trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và trong bài ca dao sau khác nhau như thế nào ?
    Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
    (Qua Đèo Ngang)
    Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
    Núi bao nhiêu tuổi lại là núi non ?
    (Ca dao)
    b) Phân tích cái hay của lối chơi chữ trong bài thơ và bài ca dao trên.
    6. Tìm lối chơi chữ trong các câu thơ sau đây :
    a)
    Cô Xuân mà đi chợ Hạ
    Mua một con cá thu về chợ hãy còn đông.
    b)
    Chờ em nửa tháng ni (nay) rồi
    Ôm đờn (đàn) bán nguyệt dựa ngồi bóng trăng.
    Gợi ý làm bài
    1. Tìm các từ làm tên gọi của rắn trong bài thơ của Lê Quý Đôn để thấy tác giả vừa chơi chữ đồng âm vừa chơi chữ gần nghĩa (cùng có nghĩa là “rắn”). Ví dụ : liu điu : rắn nhỏ, có nọc độc ở hàm trên, đẻ con, sống ở ao hồ, ăn ếch nhái (Trứng rồng lại nở ra rồng, Liu điu lại nở ra dòng liu diu - Ca dao).
    2. Câu thứ nhất : tìm những từ có nghĩa gần gũi với thịt
    Câu thứ hai : tìm những từ có nghĩa gần gũi với nứa.
    4.* Muốn hiểu cách chơi chữ trong bài thơ này, cần hiểu thành ngữ Hán Việt khổ tận cam lai (khổ : đắng, tận : hết, cam : ngọt, lai : đến) có nghĩa là “hết khổ sở đến lúc sung sướng”.
    5. a) Chú ý đến nghĩa của các từ quốc quốc, gia gia ; mối quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố Hán Việt quốc, gia với những từ khác trong câu : nước, nhà. Chú ý đến nghĩa của từ núi non ; nghĩa của tiếng non và mối quan hệ về nghĩa giữa non với nghĩa của từ già. Từ đó rút ra đặc điểm về lối chơi chữ trong hai bài trên (có thể là sự kết hợp nhiều lối chơi chữ chứ không phải chỉ một).
    b) Đứng về mặt biểu cảm để phân tích cái hay của mỗi lối chơi chữ trên.
    6. Ở câu thứ nhất : chú ý mối quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố Xuân, Hạ, thu, đông.
    Ở câu thứ hai : chú ý đến quan hệ về nghĩa giữa nửa tháng và bán nguyệt, giữa trăng và nguyệt.