Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn SBT Ngữ văn 11 tập 1

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Sắp xếp câu phỏng vấn và trả lời phỏng vấn sau đây thành những cặp tương ứng.
    (1) Thưa đạo diễn, tôi đồ rằng, ông là người mê quảng cáo ? Ông thấy quảng cáo ở Việt Nam cỏ hấp dẫn hơn phim Việt Nam không ?
    (2) Theo ông, người tiêu dùng Việt Nam thường dễ tiếp nhận những hình thửc quảng cáo nào và kênh truyền thông nào thường được các nhà làm quảng cáo lựa chọn để quảng cáo cho sản phẩm của mình ?
    (3) Nếu một cô gái có trên mình đầy đủ các danh hiệu về nhan sắc thì có chắc là cô ấy sẽ cao quý hơn các cô khác không?
    a) Hiện nay, đối với việc quảng cáo cho đại đa số quần chúng thì việc chuyển tải thông điệp trên các kênh truyền hình lớn với độ phủ sóng rộng và nội dung uy tín vẫn còn là kênh đối thoại quảng bá hiệu quả nhất. Sau đó là tới báo chí. Tuy nhiên, đối với giới trẻ thì kênh in-tơ-nét đang là một kênh đối thoại ảnh hưởng ngày càng lớn, vì số giờ mà giới trẻ dành cho việc lướt mạng in-tơ-nét ngày càng nhiều hơn.
    b) Tất nhiên là quảng cáo hấp dẫn hơn phim, nhất là đối với trẻ con. Nếu các bạn để ý sẽ thấy trẻ con không rời mắt khỏi màn hình vô tuyến vì âm thanh và màu sắc thay đổi loang loáng, mặc dù chúng chả hiểu gì. Quảng cáo ở Việt Nam hấp dẫn hơn phim Việt Nam ở chỗ trong quảng cáo không bao giờ có... họp!
    c) Khi hỏi câu này, chắc bạn cũng đã có câu trả lời : chỉ số cao quý của con người không chỉ nằm trong nhan sắc. Điều ấy có lẽ đã được khẳng định từ cả ngàn năm.
    Trả lời:
    Các cặp câu phỏng vấn - trả lời phỏng vấn tương ứng là: (1) - b; (2) - a; (3) - c.
    2. Anh (chị) sẽ trả lời như thế nào trước các câu phỏng vấn sau đây:
    a) Có ý kiến đánh giá rằng, người tiêu dùng Việt Nam “trẻ và ngây thơ” nên thường dễ bị “lừa” bởi các thông điệp quảng cáo khi chọn mua sản phẩm. Điều đó tiếp tay cho những thông điệp,quảng cáo quá đà, nói quá sự thật. Có phải vậy không?
    b) Nhiều người cho rằng, rất nhiều sản phẩm quảng cáo trên thị trường Việt Nam đều... quá thổi phồng, trong khi chất lượng sản phẩm thì không thực tốt, dẫn đến mất lòng tin của khách hàng và gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp. Còn ý kiến của anh (chị) ?
    c) Khi một mẫu quảng cáo nói ra rả trên ti vi rằng, hãy uống thật nhiều thuốc bổ mỗi ngày, con bạn sẽ mắt sáng, chiều cao tăng vọt, trí thông minh, sự mẫn tuệ được tăng cường, nghĩa là họ muốn... ?
    d) Có phải là chúng ta đã bỏ phí quá nhiều danh hiệu, mà cụ thể là danh hiệu hoa hậu, bởi chúng ta không khai thấc nó cho những việc chung của xã hội, các cô gái đẹp được “dán nhãn hoa hậu” xong là vinh danh cho mình, còn xã hội thì chẳng được thêm gì hết ?
    Trả lời:
    Có thể tham khảo các câu trả lời phỏng vấn sau đây:
    a) Người tiêu dùng có thế bị chiêu dụ lần đầu khi chưa biết về sản phẩm, nhưng tôi không tin là họ có thể “trẻ và ngây thơ” nhiều lần. Làm quảng cáo không đúng sự thật không phải là cách làm của một nhà quảng cáo chuyên nghiệp và sản phẩm sẽ tự động bị loại bỏ ngay trong thời gian ngắn. Tôi thích câu “Quảng cáo tốt cho một sản phẩm tồi là cách giết chết sản phẩm đó một cách nhanh nhất”.
    b) Một quảng cáo hay không bao giờ làm cho người ta có cảm giác được nghe một thồng điệp bị thổi phồng. Nếu thực chất của sản phẩm hoặc nội dung không đáp ứng đúng với những lời lẽ đẹp dành cho nó thì trước sau gì cũng tạo ra phản ứng ngược.
    c) Muốn bán được hàng.
    d) Đúng là nếu thi xong rồi... để đấy thì thật là một sự lãng phí, vì mỗi cuộc thi phải tập trung bao nhiêu công sức, tiền bạc. Chúng ta đã có phim cất vào kho, có kịch chỉ làm màu trong hội diễn, chắc chẳng nên có thêm hoa hậu chỉ để ngấm nhìn.
    3. Trong những cuộc phỏng vấn nhằm tìm kiếm cơ hội làm việc, một số nhà tuyển dụng có thể chủ động đề nghị: “Bây giờ, bạn có thể hỏi những vấn đề mình quan tâm”, hoặc “Nếu được hỏi chúng tôi, bạn sẽ hỏi những điều gì ? Bạn quan tâm điều gì khi dự định ứng tuyển vào công ti chúng tôi ?”.
    Theo anh (chị), trong trường họp đó, người tìm việc nên hỏi những gì ?
    Trả lời:
    Tham khảo ý kiến sau đây:

    Chúng ta đều biết một câu hỏi luôn ẩn chứa sự quan tâm của người hỏi, và đây chính là cơ hội để nhà tuyển dụng “đọc" những “giá trị” của ứng viên (hãy nói cho tôi biết những điều bạn quan tâm, tôi sẽ cho biết bạn là ai).
    Những câu hỏi “đắt giá” ở đây là những câu hỏi nhằm khai thác thông tin chiều sâu, thường những thông tin này ít xuất hiện trong giới thiệu công khai của công ti. Dưới đây là một số câu hỏi sưu tầm được từ các ứng viên :
    - Định hướng mục tiêu của công ti hoặc một sản phẩm chiến lược những năm sắp tới ?
    - Công ti mong đợi gì ở một người trong vị trí tuyển dụng như tôi ?
    - Công ti có những biện pháp nào đế giúp nhân viên phát huy năng lực, sở trường của cá nhân hoặc tinh thần đồng đội, làm việc nhóm ?
    - Triết lí quản lí và những giá trị văn hoá mà công ti theo đuổi là gì ?
    - Với những thông tin về tôi mà ông (bà) đã có cho đến giờ này, ông (bà) nhận thấy tôi có thể đảm nhận được vị trí công việc tuyển dụng không?
    4. Trong trả lời phỏng vấn thì điều quan trọng nhất là phải trung thực. Nhưng có phải sự trung thực trong trả lời phỏng vấn chỉ biểu hiện qua nội dung ý nghĩa của những lời đáp lại hay không ? Để thể hiện sự trung thực, người trả lời phỏng vấn còn phải chú ý đến những mặt nào khác nữa ? Vì sao ?
    Trả lời:
    Tham khảo ý kiến sau đây:
    Nói thật bằng lời và không lời

    Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên, cỏ một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu : “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động".
    Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “xuất hiện” qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi,... Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối! Vì thế, nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “đọc" tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời’’ mà bạn thể hiện.