Soạn bài Ôn tập phần văn SBT Ngữ Văn 7 tập 2

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Giải câu 1, 2 trang 98 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Qua hai năm học Ngữ văn theo hướng tích hợp, em hãy cho biết học Ngữ văn theo hướng tích hợp là như thế nào ?

    Bài tập
    1. Qua hai năm học Ngữ văn theo hướng tích hợp, em hãy cho biết học Ngữ văn theo hướng tích hợp là như thế nào ?


    2. Tìm một vài dẫn chứng trong SGK Ngữ văn 6 (tập một, tập hai), Ngữ văn 7 (tập một, tập hai) và nói rõ sự tích hợp đã được thể hiện ở đó như thế nào.

    Gợi ý làm bài
    1. Trước hết cần thấy dạy và học Ngữ văn theo hướng tích hợp là một sự cải tiến, một điều mới mà các em đã và đang thực hiện ở THCS. Do đó, việc nhận thức về tính chất tích hợp của Chương trình Ngữ văn không chỉ là việc của thầy, cô giáo mà còn là của HS. Riêng HS hiểu thế nào là tích hợp (dĩ nhiên ở mức độ đơn giản) sẽ là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng học tập Ngữ văn, nhất là sau hai năm đã được học theo hướng tích hợp đó.
    Bài tập này chính là nhằm thực hiện những yêu cầu trên.

    2. Cụ thể ở bài tập này, em phải đáp ứng hai yêu cầu sau :
    a) Định nghĩa được thế nào là tích hợp nói chung, tích hợp trong bộ môn Ngữ văn nói riêng. Để thưc hiện yêu cầu này, em hãy đọc lại Lời nói đầu ở SGK Ngữ văn 6, tập một.
    b) Tìm một vài dẫn chứng trong SGK Ngữ văn 6, 7 đã thể hiện sự tích hợp (nhiều hoặc ít), có thể thuộc một trong ba trạng thái sau :
    - Tích hợp giữa Tiếng Việt và Văn.
    - Tích hợp giữa Tập làm văn và Văn.
    - Tích hợp giữa Tiếng Việt, Tập làm văn, Văn.
    (Để làm tốt yêu cầu này, trước hết, em hãy tìm những điểm giống nhau về nộỉ dung giữa các phần : Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
    Từ việc tìm hiểu quan hệ chung đó, em chọn một số dẫn chứng đã thể hiện tính chất tích hợp giữa các phần học trong SGK. Ví dụ : Bài 29 trang 123, SGK Ngữ văn 6, tập hai : Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.)