Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu SBT Ngữ Văn 7 tập 2

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài tập
    1. Bài tập 1, trang 39 - 40, SGK.
    2. Bài tập 2, trang 40, SGK.
    3. Bài tập 3, trang 40, SGK.
    4. Tìm trạng ngữ trong câu sau đây. Cho biết có thể thay đổi vị trí của trạng ngữ đó như thế nào để câu vẫn đúng ngữ pháp.
    Từ hồi tiền của trong nhà kém sút và bà Tú phải xuôi ngược vất vả, ông bỏ mất tính thích giao du ngày trước, để hết tâm trí mỏi mệt vào tập sách nho và bộ âm chén chè tàu.
    (Thế Lữ)

    5. Hãy so sánh cấu tạo của các trạng ngữ được in đậm trong các câu sau đây :
    a) Mùa nước lớn muộn này, cái giống sen nhật trôi lang thang mặt nước vẩn vơ như chim vỡ tổ.
    (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
    b) Bước chân vào nhà, tự nhiên Liên thấy lo sự.
    (Thạch Lam, Hai chị em)
    c) Trước khi đi nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ.
    (Nam Cao, Lão Hạc)
    d) Qua câu chuyện, tôi chỉ có nhận xét cái tính lão cũng hệt bọn đồ Cóc đã dốt lại hay khoe chữ.
    (Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)

    6. Hãy cho biết tại sao cụm từ hôm qua trong câu (a) dưới đây là trạng ngữ nhưng trong câu (b) lại không phải là trạng ngữ của câu.
    a) Cô Bùi hôm qua phàn nàn với tôi : Giờ càng biết bước chân đi làm lẽ mọn là dại.
    (Nguyễn Thị Cẩm Thạnh, Lẽ mọn)
    b) Cô ấy rồi sẽ quên câu chuyện hôm qua.

    Gợi ý làm bài
    1.
    Trong bài tập này, chỉ có một cụm từ mùa xuân trong câu b làm trạng ngữ :
    Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
    Cụm từ mùa xuân trên đây làm trạng ngữ, bởi vì :
    - Về mặt ý nghĩa, nó xác định thời gian cho sự việc được nêu ra ở trong câu.
    - Về mặt hình thức, nó đứng ở đầu câu và được ngăn cách với chủ ngữ bằng một dấu phẩy.
    Những cụm từ mùa xuân khác trong các câu a, c, d làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ hoặc đứng riêng thành một câu đặc biệt.
    2. Muốn tìm trạng ngữ trong các đoạn trích, HS cần nắm được nội dung (ý nghĩa) của trạng ngữ (thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu) và những đặc điểm hình thức của nó (có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu ; giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết).
    Độ dài của trạng ngữ cũng là vấn đề cần lưu ý. Có khi phạm vi của trạng ngữ kéo dài qua một hoặc vài dấu phẩy. Chẳng hạn, trạng ngữ chỉ thời gian (in đậm) trong câu sau :
    Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đều tiên làm trĩu thân lúa còn tươi ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không ?
    3. Việc phân loại trạng ngữ dựa trên tiêu chí về nội dung, theo đó có các loại trạng ngữ như : trạng ngũ chỉ cách thức, trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ địa điểm, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích,…
    4. Muốn xác định được trạng ngữ trong câu đã cho, HS cần nắm vững kiến thức về trạng ngữ như đã được gợi ý trong bài tập 1 trên đây. Đặc biệt trong ví dụ này, trạng ngữ có cấu tạo khá phức tạp và có độ dài đáng kể.
    Về khả năng thay đổi vị trí của trạng ngữ trong câu này, các em cần nhớ :
    - Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu. Nói trạng ngữ có thể đứng giữa câu tức là nói trạng ngữ có thể đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ.
    - Khi viết, giữa trạng ngữ và vị ng thường có một dấu phẩy.
    5. Sự khác nhau về cấu tạo của các trạng ngữ trong các ví dụ đã cho là : chúng có thể có hoặc không có giới từ đứng đầu.
    6. Cần dựa vào chức năng của trạng ngữ để thấy rằng trong câu (a), cụm từ hôm qua là trạng ngữ, còn trong câu (b), hôm qua chỉ là phụ ngữ cho cụm danh từ câu chuyện hôm qua.