Soạn bài Thực hành về thành ngữ, cổ điển SBT Ngữ văn 11 tập 1

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Bài tập 1, trang 66, SGK
    Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa.
    Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
    Một duyên hai nợ âu đành phận,
    Năm nắng mười mưa dám quản công.
    (Trần Tế Xuơng, Thương vợ)
    Trả lời:
    Trong đoạn thơ có hai thành ngữ là một duyên hai nợ (vừa nuôi con, vừa nuôi chồng), năm nắng mười mưa (làm việc vất vả ngoài trời cả khi thời tiết khắc nghiệt). Dùng hai thành ngữ này, ý thơ hàm súc mà thi vị, vừa có tính hình tượng, vừa có tính biểu cảm. Ngoài ra, trong đoạn thơ còn có hai cụm từ cấu tạo từ ý của ca dao và gần gũi vói thành ngữ : lặn lội thân cỏ, eo sèo mặt nước.
    2. Bài tập 3, trang 66, SGK
    Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố.
    Giường kia treo cũng hững hờ,
    Đàn kia gảy cũng ngấn ngơ tiếng đàn.
    (Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
    Trả lời:
    Trong câu thơ của Nguyễn Khuyên ở bài Khóc Dương Khuê có dùng hai điển cố : mỗi điển cố chỉ thể hiện bằng một từ (giường, đàn), nghĩa là chỉ nhắc đến một chi tiết trong mỗi sự việc (Trần Phồn thời Hậu Hán, người quý bạn thân là Từ Trĩ đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường để bạn ngồi khi đến chơi, lúc bạn về thì treo giường lên) và câu chuyện về tình bạn Bá Nha - Chung Tử Kì, Tử Kì là người hiểu rõ tâm tình của Bá Nha đến mức chỉ cần nghe tiếng đàn của bạn, nên khi Tử Kì mất thì Bá Nha đập bỏ đàn không chơi nữa vì cho rằng không còn ai hiểu tiếng đàn của mình). Cả hai điển cố đều ca ngợi tình bạn sâu sắc, cao cả.
    3. Tìm thành ngữ được dùng trong các câu sau và phân tích giá trị nghệ thuật của chúng.
    a) [...] Nó còn mê mình thì nó nói hươu nói vượn, lấy nó rồi, nó lại chán ngay đấy...
    (Nguyễn Đình Thi, Vỡ bờ)
    b) Pha kể đầu đuôi cái tai bay vạ gió mà mình vừa bị cho anh rể nghe.
    (Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)
    c) Ba mày và tao chí thú tới vậy, bây giờ đầu hai thứ tóc vẫn sống nhờ đất nước, ông bà.
    (Phan Tứ, Mẩn và tôi)
    d) Công tiếc công cốc mò cò ăn, đi chơi nhởi làm chi, mặt trắng phủi tay như mặt nạ.
    (Nguyễn Du, Văn tế sống Trường Lưu nữ sĩ)
    Trả lời:
    a) Nói hươu nói vượn: nói nhiều và toàn chuyện ba hoa, không có thật.
    Trong câu văn trích dẫn, ý nói khi yêu, anh chàng hay nói những điều hay ho, nhưng khoác lác, không đâu vào đâu.
    b) Tai bay vạ gió : tai vạ xảy ra bất ngờ, không lường được.
    c) Đầu hai thứ tóc: không còn trẻ nữa, trên đầu đã có tóc bạc xen tóc đen.
    d) Cốc mò cò ăn : uổng phí công lao, làm ra để kẻ khác hưởng.
    So vói cách dùng từ ngữ thông thường (không phải thành ngữ), thì việc dùng thành ngữ ở các câu trên đều có một giá trị nghệ thuật nhất định, rõ nhất là tính hình tượng. Chẳng hạn, nếu dùng tuổi già ở vị trí đầu hai thứ tóc thì nghĩa cơ bản của câu không thay đổi nhưng mất đi giá trị hình tượng.
    4. Nối thành ngữ thích họp ở cột B vào chỗ trống trong các câu ở cột A :
    A
    B
    1. Người thì /.../
    Người thì áo rách như là áo tơi
    2. Mỗi một đồng bào phải sẵn lòng bác ái cư xử cho xứng đáng là /.../
    3.Ta sung sướng ôm nhau /.../, quá khứ rồi những năm tháng chia li.
    a) cười ra nước mắt
    b) mạt cưa mướp đắng
    c) chân ướt chân ráo
    d) con Rồng cháu Tiên
    e)mớ bảy mớ ba
    Trả lời:
    - Nối vào câu (1) thành ngữ e : mớ bảy mớ ba.
    - Nối vào câu (2) thành ngữ d. con Rồng cháu Tiên.
    - Nối vào câu (3) thành ngữ a : cười ra nước mắt.
    5. Xác định các điển cố được dùng trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng của cách sử dụng đó.
    Thị thơm thị giấu người thơm
    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
    Đẽo cày theo ý người ta
    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
    (Lâm Thị Mỹ Dạ, Truyện cổ nước mình)
    Trả lời: Đoạn thơ dùng hai điển cô :
    - Thị thơm (từ truyện cổ tích Tấm Cám) : sự tích cô Tấm hoá thân trong quả thị, mỗi lần bà lão đi vắng thì từ quả thị, cô bước ra và làm mọi công việc gia đình giúp bà lão. Điển cố này nói đến hình tượng người hiền lành, chăm chỉ, luôn được yêu thương. Việc dùng điển cố này còn gợi ra phong vị cổ tích, phù họp với nhan đề bài thơ (Truyện cổ nước mình).
    - Đẽo cày : lấy từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường ; ý nói : nếu không độc lập, có chính kiến riêng của mình thì làm bất cứ việc gì cũng đều không đạt được mục đích. Việc nhắc gợi điển cố này trong truyện dân gian ngoài ý nghĩa triết lí về lối sống còn hoà hợp với phong vị truyện cổ của cả bài thơ.
    6. Đặt câu với mỗi thành ngữ sau :
    - Ba mặt một lời
    - Lời ong tiếng ve
    - Ngọt như mía lùi
    - Kính nhi viễn chi
    - Đau như dao cắt
    Trả lời:
    a) Trước khi đặt câu, cần hiểu nghĩa mỗi thành ngữ :
    - Ba mặt một lời : nói trực tiếp, công khai trước mặt tất cả các bên có liên quan.
    - Lời ong tiếng ve (điều ong tiếng ve) : có những lời bàn tán chê trách, tuy âm thầm.
    - Ngọt như mía lùi : nói năng khéo léo, nhẹ nhàng, có súc thuyết phục.
    - Kính nhi viễn chi : có thái độ coi trọng nhưng giữ khoảng cách, không dám tiếp cận.
    - Đau như dao cắt : đau đớn, xót xa trong lòng.
    b) Có thể đặt câu như sau :
    - Cần phải ba mặt một lời để làm sáng tỏ sự việc.
    - Trong cơ quan đã có lời ong tiếng ve về quan hệ của hai người đó.
    - Cô ấy rõ khéo, nói cứ ngọt như mía lùi.
    - Đối với ông ấy, bọn trẻ chúng tôi vẫn kính nhi viễn chi.
    - Mất con bò, lòng ông lão đau như dao cắt.