Tìm hiểu bài thơ hầu trời của Tản Đà Tác giả, tác phẩm: Tác giả: Tản Đà Tản Đà là “con người của hai thế kỷ” về các phương diện”: – Lối sống: xuất thân gia đình quan lại, ít chịu khép mình trong khuôn khổ Nho gia – Học vấn: Hán học, Tây học. – Sự nghiệp văn chương: + Sáng tác bằng quốc ngữ + Thuộc lớp nhà văn đầu tiên của Việt Nam coi viết văn, làm báo là nghề nghiệp chính. + Các thể loại cũ nhưng tình điệu, cảm xúc mới mẻ Tất cả ảnh hưởng không nhỏ đến cá tính sáng tạo của thi sĩ Tác phẩm: Hầu trời – Xuất xứ: In trong tập Còn chơi, xuất bản lần đầu năm 1921, gồm thơ và văn xuôi. – Hoàn cảnh sáng tác: đầu những năm 20 của thế kỷ XX, thời điểm mà: + Lãng mạn đã là điệu tâm tình chủ yếu của thời đại + Xã hội thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau. Người trí thức có lương tri không chấp nhận nhập cuộc, nhưng không ai có dũng khí chống lại nó. – Bài thơ cấu tứ như một câu chuyện: Thi sĩ Tản Đà lên tiên gặp trời. Tản Đà đọc thơ cho trời và các chư tiên nghe. Nghe thơ, Trời khen hay và hỏi chuyện. Tác giả đã đem các chi tiết rất thực về thơ và đời mình đặc biệt cái nghèo khó của văn chương hạ giới kể cho Trời nghe. Trời cảm động và thấu hiểu tình cảnh, nỗi lòng thi sĩ. – Chuyện có vẻ khó tin nhưng cái hay và mới, cái lãng mạn và ngông của hồn thơ Tả Đà được kết đọng trong đó. Phân tích văn bản: Cách vào đề bài thơ khá độc đáo. + Chuyện tác giả đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe khá thú vị. + Bài thơ có sự kết hợp hai nguồn cảm hứng: lãng mạn và hiện thực, có nhiều cái mới. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác tò mò về câu chuyện mà tác giả sắp kể. Câu thơ mở đầu mối nghi vấn khơi gợi sự hiếu kì của người đọc. Chuyện có vẻ như mơ mộng, bịa đặt nhưng dường như là thật. Tác giả dùng 3 câu khẳng định để củng cố niềm tin: Đêm qua chẳng biết có hay không, Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng. Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên tiên – sướng lạ lùng. – Tình huống: Thi nhân buồn → ngắm trăng, ngâm thơ → làm trời mất ngủ. – Giọng thơ: hóm hỉnh, chi tiết dí dỏm, trần tục hoá chuyện thiên đình Lối vào đề có sức hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh mẽ độc đáo, có duyên, hứa hẹn nhiều thú vị. Chuyện tác giả đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe: – Ngông: người có cá tính độc đáo, khác đời. Trong văn chương là thái độ phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không chấp nhận sự bằng phẳng đơn điệu nên thường “phá cách” tự đề cao cá tính của mình. – Thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc: đương cơn đắc ý, ran cả cung mây, lại tự khen mình văn đã giàu, thay lại lắm lối. – Trời đánh giá cao và không tiếc lời tán dương: Văn thật tuyệt, Văn trần được như thế chắc có ít! Nhời văn chuốt đẹp như sao băng! Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! Êm như gió thoảng, tinh hơn sương! Đầm như mưa sa lạnh như tuyết. .. Chư tiên nghe thơ cũng rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ. – Giọng thơ hào sảng, lai láng tràn trề. Chuyện hư cấu, tưởng tượng được kể chân thực như chuyện có thật giúp người đọc cảm nhận được về tâm hồn thi sĩ Tản Đà + Ý thức rất rõ về tài năng, giới thiệu cụ thể: tên họ, quê hương, bản quán, đất nước, châu lục. + Táo bạo, tự tin bộc lộ “cái tôi” → Thể hiện cái “ngông” một cách thoải mái, phóng túng. Tản Đà rất ý thức về tài năng của mình. Thi sĩ còn là người rất táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã của mình trước Ngọc Hoàng, thượng đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát không bị kiềm chế, cương toả, phóng khoáng. Giữa chốn hạ giới mà văn chương rẻ rúng, thân phận nhà văn bị khinh bỉ, Tản Đà không tìm được tri âm, đành lên tận cõi tiên cho thoả mộng Cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân nửa phong kiến: Tản Đà là một thi sĩ nổi tiếng một thời. Vậy mà suốt đời phải sống trong cảnh nghéo khổ, cùng quẫn. Cuối đời, ông phải mở cửa hàng xem tướng số để kiếm ăn nhưng không có khách, mở lớp dạy Hán văn và quốc văn nhưng không có học trò. Ông chết trong cảnh nghèo đói, nhà của bị chủ nợ tịch biên, chỉ còn một cái giường mọt, cái ghế ba chân, một đống sách mát và be rượu. “Hôm qua chửa có tiền nhà Suốt đêm thơ nghĩ chẳng ra câu nào Đi ra rồi lại đi vào Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ” Tản Đà đã vẽ một bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình cũng như cuộc đời các nhà văn An Nam khác: – Khai với Ngọc Hoàng đầy đủ họ tên, quê quán, gia cảnh (nghèo khó)… đến những tác phẩm đã xuất bản. Đặc biệt, nhà thơ kể một cách chi tiết với giọng đầy chua chát về thân phận tủi hổ của người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân phong kiến. – Không chỉ riêng Tản Đà, nhiều nhà văn cùng thời với ông và sau ông cũng cùng chung số phận. -> Bức tranh hiện thực qua chính lời kể cuả tác giả giúp ta hiểu thêm vì sao Tản Đà chán cõi trần thế, muốn thoát tục lên tiên, vì sao ông phải lặn lội tìm cõi tri âm nơi trời cao. => Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn. Song bức tranh hiện thực được đặt giữa cảm hứng lãng mạn đã tạo nên một hiệu quả nghệ thuật lớn. Nhà văn dù có bay lên chín tầng trời vẫn không thoát được cảnh đời cơ cực, thân phận tủi hổ đeo bám. Đôi cách lãng mạn khiến cho hồn thơ của thi sĩ thăng hoa. Đôi cánh hiện thực giữ cho ý thơ sâu sắc, thấm thía. Bài thơ vì thế thấm đẫm tinh thần nhân văn. Nghệ thuật: – Thể thơ: Thể thất ngôn trường thiên khá tự do phóng khoáng. Tình điệu cảm xúc mới, hồn thơ lãng mạn. – Ngôn ngữ: Gần lời ăn tiếng nói đời thường, ít có những uớc lệ, cách điệu như thơ trung đại ( ngôn ngữ này đến thơ mới được kế thừa và phát triển). – Giọng thơ linh hoạt: khi hóm hỉnh hài hước, lúc sôi nổi phóng khoáng, khi ngậm ngùi chua chát. – Cách biểu hiện cảm xúc phóng túng, tự do, không hề bị gò ép. -> Tản Đà đã tìn được hướng đi đúng đắn để khẳng định tài năng của mình trong lúc thơ phú nhà Nho đang đi dần đến dấu chấm hết. Tổng kết: 1. Nội dung: Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiện cái tôi cá nhân, một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình, khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời. 2. Nghệ thuật: Có nhiều sáng tạo: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thơ khá thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ sống động, giản dị, hóm hỉnh.