Tìm hiểu bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tìm hiểu bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

    Bài làm:

    1. Bối cảnh của thời đại:

    – Vào những năm cuối thế kỉ XIX tình hình chính trị trong nước hết sức đen tối: chủ quyền đã mất hoàn toàn vào tay giặc, ptrào Cần Vương thất bại, chế độ pk sụp đổ…tình hình đó đặt ra trước các nhà yêu nước một câu hỏi lớn , day dứt: Phải cứu nước bằng con đường nào?
    – Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào VN ngày càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp. Người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một con đường cứu nước mới. Vì thế các nhà nho tiên tiến của thời đại như PBC đã say sưa dẫn bước.

    2. Tác giả: Phan Bộ Châu

    3. Tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương

    Phân tích văn bản:

    1. Hai câu đề:

    Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
    Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
    (Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ,
    Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!)
    Câu thơ như lời khẳng định chí làm trai đối với đất nước, phải làm nên việc lớn, có thể xoay chuyển được tình thế ngặt ngèo của đất nước chứ không thụ động để đất nước chuyển xoay.
    Đây là cảm hứng, ý tưởng táo bạo của tác giả- một con người coa ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước.

    2. Hai câu thực:

    Ư bách niên trung tu hữu ngã,
    Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.
    (Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ,
    Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?)
    Câu hỏi tu từ Tác giả khẳng định cái tôi cá nhân đối với lịch sử và kđ trách nhiệm cái tôi cá nhân đv sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Câu hỏi như một lời kêu gọi mọi người lên đường và thức dậy vai trò trách nhiệm của người làm trai đối với Tổ quốc.

    3. Hai câu luận

    Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
    Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.
    (Non sông đã chết, sống chỉ nhục,
    Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!)
    Phép đối nhấn mạnh nỗi nhục mất nước đồng thời lời kêu gọi mọi người từ bỏ ý tưởng, từ bỏ sách thánh hiền, từ bỏ lối học cũ chỉ lo cho danh phận mà quên đi trách nhiệm đv đất nước. Đây là tư tưởng mới mẻ có ý nghĩa tiên phong đv thời đại đó là tư tưởng của một nhà nho đầy tâm huyết.

    4. Hai câu kết:

    Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
    Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
    (Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông,
    Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên)
    Câu thơ thể hiện tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước của tác giả. Đó là tư thế của một nhà chí sĩ yêu nước luôn mang trong mình niềm khát vọng, ước mơ.

    Tổng kết

    – Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt.
    – Tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ.
    – Lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ nhục- vinh gắn liền sự tồn vong của Tổ quốc.
    – Tư tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong cho thời đại.
    – Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thời đại.
    – Giọng thơ tâm huyết sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.