Tìm hiểu bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tìm hiểu bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    1. Vài nét về tiểu sử Huy Cận:

    – Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận (1919-2005). Quê ở Hà Tĩnh.
    – Học trung học ở Huế sau ra Hà Nội học cao đẳng Canh Nông.
    – Huy Cận tham gia CM từ 1942, giữ nhiều trọng trách lớn trong bộ máy Nhà nước và được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm thế giới.

    2. Sự nghiệp sáng tác :

    – Trước CM 8 : Nhà thơ hàng đầu của phong trào thơ Mới với cái tôi buồn rầu, ảo não luôn cảm thấy cô đơn, rợn ngợp trước không gian bao la.
    – Sau CM 8 : Hòa nhập vào cuộc sống mới, giọng thơ không buồn ảo não nữa mà tràn ngập niềm vui yêu cuộc sống, đất nước…

    Phân tích văn bản:

    Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào 1939. Cảm hứng được khởi gợi từ hình ảnh của sông Hồng mênh mông rộng lớn

    Bố cục:

    +Khổ 1:Cảnh sóng gợn, thuyền trôi, củi trôi và nỗi buồn điệp điệp
    + Khổ 2: Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều bát ngát
    +Khổ 3: Cảnh bèo trôi trên dòng sông mênh mông, cảnh bãi bờ xanh vàng tít tắp
    +Khổ 4: Cảnh bầu trời mây trắng, cánh chim nghiêng, sóng sông dợn dợn gợi nỗi nhớ nhà

    Nhan đề và khổ thơ đề từ

    – Nhan đề: gợi ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa cổ điển, vừa thân mật, gần gũi bởi kết hợp giữa một yếu tố Hán (giang) với một yếu tố thuần Việt (tràng). Mặt khác vần “ang”( vần mở), gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc.
    – Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài => nỗi buồn sầu lan tỏa nhẹ nhàng mà lắng sâu => tâm trạng buồn cô đơn trước không gian rộng lớn.

    Khổ thơ 1:

    – Sử dụng nghệ thuật đối ý, điệp từ, điệp vần, từ láy
    + Tràng giang => điệp vần “ang”: tạo nên dư âm trầm buồn mênh mông, lan tỏa.
    + Buồn điệp điệp => nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian và thời gian.
    + Thuyền, nước cùng trôi => sầu dâng trăm ngả
    +Từ láy điệp điệp, song song => gợi lên âm hưởng cổ kính cho bài thơ.
    + Củi một cành khô(đảo ngữ) lạc mấy dòng => tâm hồn cô đơn, lạc lõng => nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô định.
    Với các biện pháp nghệ thuật khổ thơ đầu đã tái hiện cảnh sóng gợn, thuyền trôi, củi trôi và nỗi buồn điệp điệp. Bức tranh thiên nhiên vừa mang vẻ đẹp cổ điển vừa mang vẻ ddpj hiện đại qua đó thấy được nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, cô đơn.

    Khổ thơ 2:

    – “Lơ thơ……chợ chiều”
    + Từ láy: lơ thơ, đìu hiu => sự buồn bã, vắng lặng, cô đơn, hiu hắt.
    + Từ “đâu”: không có/ ở đâu có? => cảnh vắng
    + Vãn chợ chiều: chợ đã tan không còn nữa.
    => Tác giả dường như phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người, ở đây chỉ còn cảnh vật với đất trời.
    – “Nắng xuống….bến cô liêu”
    + Không gian 3 chiều với các động từ, tính từ sáng tạo và ngược hướng: xuống, lên, dài, rộng, sâu.
    – Sâu chót vót: kết hợp từ sáng tạo => chiều cao vô tận thăm thẳm, hun hút khôn cùng.
    => Không gian được mở rộng ra nhiều chiều. Trong vũ trụ vô cùng, thăm thẳm ấy không có cảnh vật vắng lặng lẻ loi mà con người cũng trở nên nhỏ bé, bơ vơ, lạc lõng trước cái mênh mông của đất trời.

    Khổ thơ 3:

    – Các sự vật được đặt cạnh nhau nhưng không có mối dây liên hệ .
    – Hình ảnh bèo dạt => kiếp người trôi nổi, , bấp bênh, vô định
    – Điệp từ “không”: không chuyến đò, không cây cầu => tiếp tục tô đậm thêm cái mênh mông, lặng lẽ, cô đơn của cảnh vật => Không tạo nên sự gần gũi giữa con người với con người.
    => Ở đây không còn là nỗi buồn trước trời rộng sông dài mà là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.(nỗi buồn quê hương, đất nước thể hiện kín đáo

    Khổ thơ 4:

    – Hai câu đầu “ Lớp lớp…chiều sa” mang sắc thái cổ điển qua hình ảnh:
    + Mây đùn núi bạc
    + Cánh chim lẻ loi, cô độc
    => Tác giả sử dụng hình ảnh đối lập giữa cánh chim đơn độc nhỏ bé với vũ trụ bao la hùng vĩ. Nó làm cho thiên nhiên rộng hơn, thoáng hơn và đặc biệt hơn.

    Hai câu kết :

    + Huy Cận và Thôi Hiệu tuy cách xa nhau hàng nghìn năm nhưng khi đứng trước cảnh sông nước lúc chiều tà đều có cảm giác buồn nhớ quê hương.
    + Cái buồn của Thôi Hiệu là bắt nguồn từ ngoại cảnh.
    + Cái buồn của Huy Cận bắt nguồn từ cõi lòng
    – Không khói sóng mà lòng dợn dợn nhớ nhà. Như vậy nỗi nhớ của Huy Cận bắt nguồn từ tâm cảnh => nỗi buồn da diết, cháy bỏng và mang đậm sắc thái hiện đại

    Tổng kết :

    – Âm hưởng của bài thơ là một nỗi buồn đìu hiu xa vắng trải dài theo không gian – thời gian tạo nên một không khí cổ điển nhưng hiện đại.