Tìm hiểu chương truyện Hạnh phúc một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tìm hiểu chương truyện Hạnh phúc một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng

    Bài làm:

    Mở bài:


    Vũ trọng Phụng là nhà văn, nhà báo nổi tiếng, có sức sáng tạo phi thường. Sáng tác của ông thể hiện thái độ căm ghét mãnh liệt với xã hội đương thời. Ông là một trong những tiểu thuyết gia nổi tiếng của nền văn học hiện thực phê phán. Bút pháp châm biết sắc sảo, nghệ thuật tả thực đặc sắc. Điều đó thể hiện sâu sắc trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia (trích Số đỏ).

    Thân bài:

    Có thể nói Số đỏ là một tiểu thuyết văn học xuất sắc nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân – biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó.

    1. Nhan đề tác phẩm: Ý nghĩa trào phúng của nhan đề Hạnh phúc của một tang gia

    Hạnh phúc >< Tang gia
    Sung sướng mãn nguyện >< mất mát, đau buồn, thương tiếc
    Tiêu đề biểu hiện nghịch lí với quy luật đời thường. Nó có vai trò làm giật gân, hài hước, phản ánh một sự thật mỉa mai, tàn nhẫn.

    2. Cảnh nhà có tang: (Cái chết làm cho nhiều người vui sướng lắm)

    Giới thiệu về cái chết của cụ cố Tổ:
    “Ba hôm sau cụ già chết thật” . Ngôn ngữ trào phúng tạo tiếng cười và cả niềm thương xót. Cái chết của cụ cố Tổ diễn ra trong niềm mong đợi tha thiết của mọi người.
    Cụ cố Tổ chết trong nhà ai nấy đều vui vẻ, mỗi người một lí do, một biểu hiện.

    3. Niềm vui sướng của mọi người:

    Cụ cố Hồng( con trai):
    + Thản nhiên thưởng thức khói thuốc phiện.
    + Nhắm nghiền mắt mơ màng …Tâm trạng không hề có chút xót đau khi cha mất mà nghĩ đến lúc được khen háo danh, bất hiếu, băng giá tình người.
    Cụ Bà:
    Chỉ lo đến việc cưới chạy tang cho Tuyết : ồn ào, cãi nhau. Bà vô tâm đến tàn nhẫn.
    Ông Văn Minh (cháu nội) :
    + Vui vì đến lúc cái chúc thư được đem ra thực hành,
    + Lo đi mời luật sư … để thực thi chúc thư
    + Bối rối vì không biết xử trí với Xuân như thế nào. Hắn vò đầu bứt tai … đăm đăm, chiêu chiêu, giả tạo, táng tận lương tâm..
    Vợ Văn Minh:
    +Sốt cả ruột vì mãi không được mặt bộ đồ xô gai-> dịp để lăn xê quảng cáo, kinh doanh -> Vị kỉ, thích khoe khoang.
    Cậu Tú Tân:
    + Điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi không dùng đến -> vô tâm
    Cô Tuyết:
    + Có dịp để mặc bộ ngây thơ.
    Ông Phán mọc sừng:
    + Sung sướng vì đôi sừng hươu non có giá trị … mong gặp XTĐ để trả ơn -> vô liêm sỉ, đáng khinh, coi tiền hơn cả danh dư.
    Bọn con cháu:
    + Vô tâm ai cũng sung sướng thỏa thích…tưng bừng đi đưa giấy cáo phó …phúng điếu…tấp nập.
    Nhận xét về nghệ thuật miêu tả?
    =>Với sự sử dụng từ ngữ phong phú, miêu tả cụ thể, bút pháp tương phản, giọng văn châm biếm độc đáo tác giả đã thể hiện rõ niềm hạnh phúc của những thành viên trong gia đình cụ cố Hồng trước cái chết của cụ cố Tổ. Tuy có những biểu hiện đa dạng nhưng rất giống nhau ở bản chất vô lương tâm, vô nhân đạo, bất nhân, bất hiếu. Tác giả cũng đã vạch trần, phê phán kịch liệt bản chất giả đối vô tình nghĩa, của những kẻ mang danh thượng lưu.

    4. Cảnh đưa tang:

    Cảnh đưa đám có những chi tiết nào đáng chú ý:
    Khung cảnh:
    – “huyên náo”.
    – “nhốn nháo”;
    – “rộ lên”;
    – “đủ trai thanh gái lịch”;
    – “chim nhau, cười tình với nhau”…
    Cách thức tổ chức:
    – Đầy đủ, phô trương Ta- Tàu- Tây.
    + Có kiệu bát cống
    + Lợn quay đi lọng
    + Lốc hốc xoảng
    + Kèn bu dích
    + Vòng hoa, vài ba trăm người đi đưa vài ba trăm người ra câu đối .
    – Thuê cảnh sát giữ trật tự.
    – Đưa tang: huyên náo.
    – Nhiều tài tử thi nhau chụp ảnh như ở hội chơ.
    -Thật là một đám ma có thể làm cho người chết mỉm cười.
    – Đám đi đến đâu làm huyên náo đến đấy … Cả một thành phố nhốn nháo…
    – Đám cứ đi kèn đâu kèn ta, kèn Tàu, kèn Tây thi nhau rộn lên.
    =>Với nghệ thuật liệt kê, phóng đại, bút pháp mỉa mai, châm biếm đặc sắc, nghệ thuật tương phản: Đám tang có không khí tưng bừng như một đám rước. Mặc dù phô trương và cô làm ra vẻ danh giá nhưng kì thực là một sự rởm đời, lố lăng, vô văn hó. Là thói háo danh đạo đức giả. -> phê phán lối sống đua đòi sống văn minh rởm.

    5. Hình ảnh những người đi đưa tang:

    Cô Tuyết:
    + Vẻ mặt đau khổ… muốn tự tử – vì không thấy bạn giai
    + Ăn mặc: bộ y phục ngây thơ, lố lăng hở hang- như đi dạ hội.
    + Mời khách rất nhanh nhẹn, trên mặt có vẻ buồn lãng mạn – đúng mốt.
    + Khi xuân đến …liếc mắt đưa tình
    -> Tương phản – vẻ mặt tâm trạng. Cách miêu tả làm nổi bật chân dung một đứa cháu bất hiếu , hư hỏng, đám tang ông là dịp để chúng diện quần áo mốt lố lăng.
    Xuân tóc đỏ:
    + Có công làm cho cụ Cố tổ chết rồi bỏ trốn.
    + Lúc mọi người đang mong: xuất hiện làm cho người chú ý, cụ bà cảm động: sung sướng kêu “ây giá…”
    – Xuân có thêm nét tinh quái láu lỉnh ( Xuân hiểu bản chất của xã hội thượng lưu : háo danh thích phô trương, hắn biết tự quảng cáo đứng chỗ, xuất hiện đúng lúc, đáp ứng đúng sở thích của những người mà hắn lấy lòng .)
    Những ông bạn cụ Cố Hồng:
    + Mặt mũi long trọng
    + Ngực đầy huy chuơng
    + Bên ria dài ngắn …
    + Đi sát linh cửu
    + Cảnh bề ngoài >< Trông thấy làn da trắng thập thò … ai nấy cảm động hơn (tâm trạng )
    Những kẻ tai to mặt lớn có địa vị trong xã hội thượng lưu đi đưa tang để được dịp khoe khoang, bên đó còn bộc lộ được tính háo sắc, bỉ ổi, vô liêm sĩ.
    Bạn của các bà, các cô trong gia đình:
    + Phần lớn giai thanh, gái lịch.
    + Vẻ mặt buồn rầu, nghiêm trang
    + Nói chuyện, chim nhau, cười tình soi mói, phẩm bình
    Tương phản : Lộ rõ tính vô văn hóa, vô đạo đức, sự giả dối.
    – Điệp khúc “đám cứ đi” -> đám tang không ngừng đi tới huyệt. -> đám rước.
    Thiên hạ:
    + Chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa. Đám đông tỏ ra hiếu kì trước cái lố lăng kịch cởm.
    => Với nghệ thuật tương phản, phóng đại tác giả đã làm nổi bật thái độ của những người đi đưa đám. Không ai thương xót người đã khuất , ngược lại còn sung sướng  trớ trêu về đạo lí : lạnh lùng thiếu tình cảm , giả dối , nhố nhăng. Thủ pháp điện ảnh: khi miêu tả cận cảnh, khi quay toàn cảnh từ cụ thể  đám đông từng người trong gia đình xã hội.
    Qua cảnh đám tang càng khẳng định thêm gì về bản chất của bọn người . Tất cả đều nhố nhăng đồi bại tha hóa về đạo đức. Hiện thực được tác giả phản ánh thật sâu sắc, thể hiện rõ thái độ mỉa mai châm biếm mà cũng xót xa của tác giả

    6. Cảnh hạ huyệt: Màn hài kịch đầy chua xót:

    – Cậu Tú Tân: luộm thuộm … bắt bẻ từng người một …chống gậy … gục đầu … cong lưng để chụp ảnh. Bạn hữu cũng rầm rộ nhảy lên … Đạo diễn Tú Tân bắt mọi người đóng kịch để chụp ảnh, càng lộ rõ cái giả dối kệch cỡm-
    – Ông phán khóc to :”Hứt…Hứt…Hứt … cứ muốn oặt người đi, khóc mãi không thôi. Tỏ ra vẻ đau khổ >< dúi vào tay Xuân từ giấy bạc 5 đồng : mâu thuẫn, bi hài, giả dối vô cùng (bề ngoài – bản chất). Đó là một diễn viên kịch xuất sắc: bộc lộ sự bịp bợm vô cùng ghê gớm .
    => Thông qua bút pháp khắc hoạ nổi bật chân dung các nhân vật, tác giả lên án bộ mặt lố lăng giả dối, đồi bại của x hội tư sản đương thời. Với ngòi bút trào lộng sâu sắc, kỷ thuật điện ảnh tài tình, Vũ Trọng Phụng đã làm rõ sự đua đòi trong lối sống văn minh rởm, vạch trần bộ mặt trơ tráo của lớp thượng lưu mới, đi ngược truyền thống đạo lí xưa nay của dân tộc .

    Kết bài:

    Qua chương “Hạnh phúc của một tang gia”, Vũ Trọng Phụng thể hiện xuất sắc tài kể chuyện và nghệ thuật hoạt kê trong miêu tả. Cái tài của tác giả “Số Đỏ” là đã phóng đại những bức chân dung biếm hoạ, những cảnh lố lăng theo thủ pháp nghệ thuật trào phúng làm cho người ta cười mà thấy được bao sự thật chứa đựng ở trong đó. Chuyển kể đầy kịch tính với bao sự phi lý đến ghê người đã lật tung cái mặt nạ của bọn đạo đức giả.
    Tiếng cười trong “Số đỏ” là tiếng cười châm biếm có giá trị tố cáo và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đám ma cụ cố Tổ đích thực là một màn hài kịch, diễn viên là bầy con cháu và lũ quan khách, đã phơi bày tất cả cái bản chất lố lăng và đồi bại của xã hội nhuốm màu sắc “Âu hoá” kệch cỡm.
    Vũ Trọng Phụng đã không màng và sẵn sàng vứt bỏ những ham muốn riêng tư của tuổi trẻ để một lòng phụng sự và tận hiến cho cuộc đời; một sự hi sinh lớn lao và bất khuất nhất của một nhà văn dành cho văn chương nghệ thuật nhằm thức tỉnh lương tri con người.