Toàn tập phân tích “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. Tìm hiểu chung:

    1. Tác gải: Cao Bá Quát


    Cao Bá Quát ( 1809-1855 ), Tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường. Ông là người có tài cao, nổi tiếng văn hay chữ tốt, và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời, ông được tôn vinh là “Thánh Quát”. Ông còn là người có nhân cách cứng cõi, tâm hồn phóng khoáng, ôm ấp hoài bão lớn. Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi danh thế kỉ XIX. Ông là người văn võ song toàn nhưng lận đận trong đường khoa cử.

    Ông để lại số lượng tác phẩm rất lớn, gần một nghìn bốn trăm bài thơ và hơn hai chục bài thơ văn xuôi. Thơ ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, chứa đựng nhiều tư tường khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam cuối thế kỳ XIX.

    Thơ ca Cao bá Quát phong phú trong nội dung cảm hứng: tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương xứ sở, với người thân, sự đồng cảm nhân ái với những con người lao khổ; niềm tự hào với quá khứ lịch sử dân tộc và có thái độ phê phán mạnh mẽ đối với triều chính đương thời.

    Tác phẩm: Bài ca ngắn đi trên cát:

    Cao Bá Quát đỗ cử nhân vào năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó, ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” có thể được hình thành trong những lần ông đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quăng Trị.

    Cao Bá Quát là một nhà thơ rất có bản lĩnh. Từ những tác phẩm đầu tiên đã thấy lòng tin của nhà thơ vào ý chí và tài năng của mình. Ông sống nghèo, nhưng khinh bỉ những kẻ khom lưng uốn gối để được giàu sang, và tin rằng mình có thể tự thay đổi đời mình. Ông là người có tài năng, nhân cách cứng cỏi, khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời.

    Bài thơ biểu lộ sự chán ghét của nhà thơ đối với con đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ. Bài thơ còn thể hiện niềm u uất và tuyệt vọng của ông trên bước đường đời vạn khổ khi mà mọi hi vọng trước mắt ông đều tan biến, cuộc đời trở nên bế tắc cùng cực.

    II. Phân tích tác phẩm:

    1. Hình ảnh đường đời:

    Cao bá Quát xây dựng nhiều hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc ngay ở tiêu đề bài thơ. Hình ảnh “bãi cát dài” tượng trưng cho con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và biết bao trí thức đường thời. Hình ảnh “con đường cùng” tượng trưng cho đường đời không lối thoát. Đó là con đường đầy khó khăn mà người đi đường phải vượt qua để đi đến danh lợi. Hình ảnh tả thực: đẹp nhưng dữ dội, khắc nghiệt.

    Hình ảnh người đi trên bãi cát hết sức cực nhọc, vất vả, mệt mỏi, lầm lủi tượng trưng cho những nhọc nhằn, đau khổ của nhà thơ và bao trí thức khác trên con đường công danh gập ghềnh, mờ mịt:

    “Đi một bước như lùi một bước
    Mặt trời lặn mà vẫn còn đi
    Khách (trên đường) nước mắt lã chã rơi”

    + Đi một bước như lùi một bước: vất vả, khó nhọc.
    + Không gian: đường xa bị bao vây bởi núi, sông, biển.
    + Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi
    + Nước mắt rơi: khó nhọc, gian truân

    Sự tất tả, bươn chải, dấn thân để mưu cầu công danh, sự nghiệp

    2. Tâm trạng và suy nghĩ của lữ khách khi đi trên bãi cát:

    – Thở than, oán trách, chán nản bản thân vì tự mình hành hạ thân xác để theo đuổi công danh:

    “Anh không học được ông tiên có phép ngủ kĩ
    Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán!”

    Nhịp điệu đều, chậm, buồn; tác giả tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải hành hạ mình vì công danh.

    – Khinh phường danh lợi, chỉ biết say sưa với bả công danh phú quý:

    Xưa nay hạng người danh lợi,
    Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
    (Hễ) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
    (Thì) người tỉnh thường ít mà người say vô số!

    Cụm từ “phường danh lợi” trong xã hội phong kiến chính là sự cám dỗ của bả công danh đối với con người, khiến con người phải bôn tẩu ngược xuôi. Danh lợi cũng giống như thứ rượu thơm làm say lòng người.

    Cao Bá Quát tỏ thái độ chán ghét, khinh bỉ đối với phường danh lợi. Câu hỏi như trách móc, như giận dữ, như thức tỉnh người khác cũng như bản thân mình nhận ra sự vô nghĩa của lối học hành khoa cử đương thời.

    – Băn khoăn trăn trở: đi tiếp hay từ bỏ con đường công danh? “Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?”: Câu hỏi tu từ cũng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại?

    – Cuối bài thơ là tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng. Khúc đường cùng: ý nghĩa biểu tượng: nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực, bế tắc vì không thể đi tiếp và cũng không biết phải làm gì. Cảnh vật hiện ra tuy đẹp nhưng vô cùng khó khăn, hiểm trở:

    “Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng.
    Phía nam núi Nam sóng muôn đợt”
    “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

    Câu hỏi mệnh lệnh cho bản thân phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn, chông gai mà vô nghĩa

    Nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dứt khoát thể hiện tâm trạng suy tư của con đường danh lợi mà tác giả đang đi. Hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi, trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết, vừa tuyệt vọng trên con đường chân lí đầy chông gai

    Ý nghĩa văn bản: Bài thơ là khúc ca mang đậm tính nhân văn của một người cô đơn, tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi trên bãi cát.

    Nghệ thuật:

    Bài thơ sử dụng thơ cổ thể nhưng có nhiều nét mới: nhiều cách xưng hô, nhiều câu than, câu hỏi để thể hiện nỗi day dứt, dằn vặt khôn nguôi trong tâm trạng. Hình ảnh thơ chọn lọc, đa nghĩa, nhịp thơ nhanh và thay đổi cách ngắt nhịp thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình. Thủ pháp đối lập và có nhiều sáng tạo trong việc dùng điển tích để biểu đạt ý nghĩa tư tưởng.

    Bài thơ là khúc bi ca của một con người cô đom, bế tắc, tuyệt vọng trên đường đời đầy hiểm trờ, mù mịt của một xã hội đen tối, đầy hiểm họa đối với người tài hoa. Tác phẩm đánh dấu sự thức tình của người trí thức đương thời, nhìn lại con đường công danh truyền thống.
    • Kết luận:
    Qua thơ văn, Cao Bá Quát bộc lộ một tâm hồn phóng khoáng và một trí tuệ sáng suốt tiếp nhận những hương vị, những màu sắc mới lạ khác với cái nhìn truyền thống. Nhờ tất cả những điều ấy mà thơ văn ông mới mẻ, phóng khoáng, chú trọng tình cảm riêng của con người, được người đương thời rất mến mộ. Xét về vị trí lịch sử, ông là nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Hán kế sau Nguyễn Du.