Tục ngữ về con người và xã hội - ngữ văn 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội
    Câu 1: Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ khó.

    Câu 2: Phân tích từng câu tục ngữ:
    [​IMG]

    Câu 3:

    Hai câu tục ngữ 5, 6 nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

    + Không thầy đố mày làm nên.

    + Học thầy không tày học bạn.

    Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy, tìm bạn mà học thì con người mới có thể thành tài. CHúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.

    Một số cặp câu tục ngữ cũng có nội dung tưởng ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau:

    Cặp 1:

    - Máu chảy ruột mềm.

    - Bán anh em xa, mua láng giềng gần

    Cặp 2:

    - Đi một ngày đàng học một sàng khôn

    - Không đi không biết xứ đông

    Đi thì khốn khổ thân ông thế này.


    Câu 4: Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

    - Diễn đạt bằng so sánh: Các câu có sử dụng biện pháp so sánh: 1, 6, 7.

    Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt.

    + Trong câu thứ nhất, so sánh "bằng", hai âm "ươi" (người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh.

    + Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh "tày", vần với âm "ay" trong vế đưa ra so sánh (thầy).

    + Câu thứ ba dùng phép so sánh "như". Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.

    - Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: 8, 9

    + Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quảngười có công giúp đỡ, sinh thành...

    + Tương tự như vậy, câynon chuyển sang nghĩa một cá nhânviệc lớn, việc khó... là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

    - Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

    + Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).

    + Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung);sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

    + Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

    + Quả, kẻ trồng cây, cây, non... cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

    Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp