Văn bản Ca Huế trên sông Hương – Ngữ văn 7

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. TÌM HIỂU CHUNG:

    II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

    1. Vẻ đẹp của các làn điệu dân ca Huế:

    Hãy thống kê hai bảng: bảng (1) ghi tên các làn điệu ca Huế, bảng (2) ghi tên các nhạc cụ được nhắc đến trong bài?

    Tên các làn điệu ca Huế

    – Các điệu hò: hò đánh cá, hò cấy cày, gặt hái, trồng trọt, chăn tằm, chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, nàng nung, hò lơ, hò ô, hò xay luá, …
    – Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam,. ..
    – Các điệu nam: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh, …

    Tên các loại nhạc cụ

    – Hợp thành dàn nhạc bao gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu sáo, cặp sanh, …

    Em có thể nhớ hết tên các làn điệu ca Huế, các dụng cụ âm nhạc được nhắc tới và đã chú thích trong bài văn không? (Không.)

    Điều này có nghĩa gì?

    – Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ hết tên các làn điệu, các nhạc cụ và những ngón đàn của các nhạc công.
    – Phong phú, đa dạng đó là điều ta nhận xét về ca Huế. Mỗi làn điệu như vậy lại có một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng.

    Vậy em hãy nêu nội dung và ý nghĩa của một số làn điệu ca Huế nổi bật?

    – Các điệu hò: đều gởi gắm một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn (hò đối đáp tri thức).
    – Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.
    – Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, …: nồng hậu, náo nức tình người.
    – Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện: gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
    – Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn …
    – Tứ đại cảnh: không vui, không buồn.

    Để thể hiện thành công các làn điệu dân ca mang nhiều ý nghĩa như vậy, các nhạc công đã biểu diễn như thế nào? Đoạn văn nào cho thấy tài nghệ của họ?

    – Họ biểu diễn rất tài nghệ, lúc du dương, trầm bổng, lúc trau chuốt … làm xao động tận đáy hồn người.

    Đọc đoạn văn: “Không gian yên tĩnh … đáy hồn người”.

    Với dàn nhạc biểu diễn như vậy thì cách nghe ca Huế có gì độc đáo (khác với cách nghe qua băng ghi âm hoặc xem băng hình)?

    – Nghe trong một không gian, khung cảnh khác:
    – Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và thơ mộng: Đêm, thành phố lên đèn như sao sa; màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục; thuyền rộng với không gian thoáng đãng.
    – Chứng kiến tận mắt các ca công chơi đàn.
    – Người nghe như một lữ khách thích giang hồ …
    – Có thể nói chỉ trong không khí đó, ca Huế mới được sống thực sự. (vừa đàn, vừa hát, người nghe trực tiếp chứng kiến).
    – Ca Huế rất đa dạng và phong phú.
    – Mỗi làn điệu có một vẻ đẹp, ý nghĩa riêng.
    – Thưởng thức ca Huế đặc biệt:
    + Trong quang cảnh sông nước thơ mộng.
    + Nghe và nhìn trực tiếp.

    2. Nguồn gốc của ca Huế:

    Ca Huế được hình thành từ đâu?

    – Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
    – Nhạc dân gian là các điệu dân ca, những điệu hò, … thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm, trong cung đình của vua chúa.

    Ca Huế có thể điệu như thế nào?

    Tại sao
    thể điệu ca Huế vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng uy nghi?

    – Vì xuất phát từ nguồn gốc trên nên thể điệu ca Huế là như vậy.

    Nghe ca Huế là một thú vui tao nhã, theo em tại sao có thể khẳng định như vậy? (ENB).

    – Tao nhã là thanh tao và lịch sự.
    – Nói như vậy vì nghe ca Huế là thưởng thức sự thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ giọng ca đến cách ăn mặc, …

    3. Tổng kết:

    * Học ghi nhớ Sgk/104.

    II. LUYỆN TẬP:

    Câu 1: Nguồn gốc của ca Huế có gì đặc biệt? Nguồn gốc ấy đem lại cho ca Huế đặc điểm gì?

    Câu 2: Chi ra nét da dạng và phong phú của ca Huế ? Nét độc đáo ấy cho ta thấy được nét đẹp nào của con người xứ Huế?

    .Câu 3: Ca Huế thường diễn ra trong khung cảnh nào ? Nét sinh hoạt này có gì độc đáo?

    Câu 4: Trong văn bản, tác giả đã nhắc tới những địa danh nào ? Tại sao tác giả lại nhắc tới những địa danh đó?

    Câu 5: Hãy chứng minh “Ca Huế trên sông Hương là một loại hình nghệ thuật phong phú và độc đáo” bằng một đoạn văn ngắn.

    Câu 6: Có ý kiến cho rằng : “Ca Huế là một thú chơi tao nhã”. Ý kiến của em?

    Câu 7: Hãy chỉ ra những câu văn rất giàu chất thơ có trong văn bản. Nêu cảm nhân của em về cái hay, cái đẹp của một trong những câu văn đó.

    Cáu 8: Qua bài văn, em thấy tác giả là người như thế nào? Tại sao em có được những nhận xét đó?

    Câu 9: Nêu cảm nhận của em về ca Huế sau khi học xong văn bản này?

    Câu 10: Em hãy cho biết một tác phẩm cũng viết về Huế và có nhắc tới các điệu ca Huế mà em được học trong chương trình?

    * Cảm nhận ý nghĩa văn bản Ca Huế trên sông Hương

    Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Du khách đến Huế, ngoài nhu cầu thăm thú thưởng ngoạn những đền đài lăng tẩm Huế, ai cũng mong được một lần tựa mạn thuyền rồng để nghe những làn điệu ca Huế ngọt ngào sâu thẳm cất lên trên bồng bềnh sông nước Hương giang. Đặc biệt là những người yêu Huế, muốn thẩm thấu trọn vẹn cái hồn, cái tình của Huế ẩn sâu trong thú chơi nghệ thuật tinh tế đặc sắc này. Nét đẹp và đặc điểm ca Huế được tác giả Hà minh Ánh gói gọn trong bài viết Ca Huế trên sông Hương.

    Tác giả Hà Minh Ánh không chú trọng trình bày ca Huế như một nhà nghiên cứu văn hóa Huế mà là một du khách với tâm hồn rộng mở khao khát hiểu biết và cảm nhận tinh tế. Bởi thế bài viết có giọng điệu tự nhiên, dễ đi vào lòng người.

    Trước hết, vẻ đẹp của nghệ thuật ca Huế thể hiện ở sự phong phú của các làn điệu, nhạc khúc, nhạc cụ và các ngón đàn của các ca cổng.

    Các làn điệu ca Huế vô cùng phong phú. Về điệu hò có: hò đối đáp trí thức, chèo cạn, bài thia, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tộm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,… Các điệu lí có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam… Các điêu nam: nam ai, nam bình, nam xuân, quả phụ, hành vân, tương tư khúc… Các nhạc khúc: Lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ, tứ đại cảnh… Và trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

    Nhạc cụ được sử dụng trong âm nhạc cũng rất nhiều: Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, dàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh, các loại trống…

    Các ngón đàn của các ca công: Ngón nhấn, mổ, vổ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.
    Sự phong phú của nghệ thuật ca Huế thể hiện sự phong phú của tâm hồn người Huế. Người dân Huế rất yêu ca hát, khi lao dộng họ cất cao tiếng hát, khi vui họ hát, khi buồn tiếng hát như lặn sâu tân đáy nỗi buồn để cảm thông, chia sẻ.

    Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và dòng ca nhạc cung đình, nhã nhạc Huế. Do đó, ca Huế là sự kết hợp tuyệt vời của âm nhạc bình dân và âm nhạc bác học.

    Sự độc đáo của ca Huế thể hiện ở trong cách biểu diễn và cách thưởng thức. Ca Huế được biểu diễn trên một “sân khấu” của thiên nhiên hữu tình, thơ mộng. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Cảnh vật lung linh, huyền ảo. Đêm lên, đèn như sao sa. Màn sương dày đậm. Người nghe ca Huế được thư thái ngồi trên một chiếc thuyền rồng sang trọng, lịch sự lướt trên sông Hương.

    Theo hành trình con thuyền, người nghe ca Huế được ngắm nhìn những cảnh đẹp nổi tiếng của Huế, dược ngắm nhìn các đền đài, cung diên của một thời vàng son, các lăng tẩm cổ kính: “Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mở ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.”

    Ca Huế được biểu diễn trong thời gian từ lúc trăng lên đến sáng. Đây là thời điểm người tìm đến ca Huế đã trút hết những lo âu toan tính ban ngày dể có thể sống trọn vẹn với âm nhạc. Không gian và thời gian được khắc họa đậm nét nhằn làm nền để tôn vinh ca Huế.

    Ca công rất trẻ, nam áo dài the, quẩn thụng, khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Nghẹ thuật biểu diễn vổ cùng điêu luyện vói các ngốn dàn trau chuốt như : ngón nhấn, mổ, vỗ vả,…

    Người thưởng thức ca Huế được nghe những âm thanh kì diệu, phong phú của tiếng dàn, bản nhạc, lời ca: “Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt xao động tận đáy hổn người”, “Những tiếng đàn réo rắt du dương”…

    Được nghe những ca nhi cất lên tiếng hát mượt mà, truyền cảm: “Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vẩn như nam ai, nam bình,…” “Thề điệu ca Huế có sôi nổi, .vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương, ai oán “. Hoà cùng tiếng đàn, lời ca là ‘‘sóng vổ mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ…

    Như vậy, người nghe không chỉ mê đắm trong âm nhạc mà còn say sưa với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế. Ánh trăng sóng sánh dát vàng trên dòng Hương thơ mộng cộng hưởng với âm nhạc tạo cho người nghe những cảm xúc thăng hoa. Từ đó, người nghe có nhũng cảm nhân vể chiều sâu văn hóa, lịch sử Huế, cảm được người Huế “nội tâm thật phong phú, kín đáo và sâu thẳm”. Tác giả đã tận tai nghe, tận mắt ngắm nhìn mới có những cảm nhận tinh tếv à rung cảm đến vậy.

    Ca Huế là một thú tao nhã, phong phú trong nguồn gốc, độc đáo trong cách biểu diễn và thưởng thức. Ca Huế là một thú thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc… Tác giả hẳn là một người rất lãng mạn, có cảm nhận tinh tế, có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về nghệ thuật ca Huế mới có những cảm nhận sâu sắc đến vậy.

    “Ca Huế” – hai từ ấy chi rõ nơi phát sinh một thể loại ca dân tộc, ngân vang âm hưởng quê hương. Là sản phẩm của một vùng đất, ca Huế có những đặc trưng riêng biệt. Qua các điệu ca Nam ai, Nam binh, Tứ đại cảnh, Phú lục, V. V… ta sẽ thấy chất trữ tình, đượm vẻ ngọt ngào, hiền dịu, trang nhã và sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u buồn nhưng khống bi lụy. Nếu nghe nhạc có thể hiểu dược tâm trạng con người thì ca Huế có đủ khả năng thể hiện tâm tư, tình cảm người Huế một cách trung thực, sắc nét.(…)”

    Sức cuốn hút của ca Huế sở dĩ có được bởi nó là bộ môn văn nghệ phù hợp với tâm hồn, giọng nói và tình cảm của con người xứ Huế. Qua bao nhiêu nỗi thăng trầm, ca Huế vẫn là món ăn tinh thần, là máu thịt của ngưòì Huế. Nó dù khả năng diễn tả những vui, buồn, mừng, giận, nhớ nhung, thanh thản của ngưòi Huế xưa và hiện tại, nố phá vỡ hàng rào giai cấp, là sợi dây tình cảm nối kết những ai yêu Huế, yêu nghệ thuật dân tộc, là âm hưởng ngọt ngào đầy chất thơ chảy mãi trong lòng người, như dòng Hương miên man xuôi vẻ biển cả.

    Qua bài viết Ca Huế trên sông Hương, người đọc nhận ra, cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn diệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thúc sinh hoạt văn hóa, âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

    Bằng việc sử dụng rộng rãi phép liệt kê kết hợp vối những câu văn giàu hình ảnh, giàu chất thơ tác giả đã giúp cho người đọc thấy được nét độc đáo của nghệ thuật ca Huế. Qua đó bồi dưỡng thêm niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.