Văn bản đề nghị - ngữ văn 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Soạn bài: Văn bản đề nghị
    I. Đặc điểm của văn bản đề nghị

    1. Đọc các văn bản sau (sgk Ngữ văn 7)

    2. Trả lời các câu hỏi

    a. Viết giấy đề nghị nhằm mục đích đề đạt một yêu cầu, một nguyện vọng chính đáng nào đó lên cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền giải quyết.


    b. Viết giấy đề nghị cần chú ý các mục bắt buộc theo khuôn mẫu lúc trình bày:

    - (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ

    - (2) Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị

    - (3) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc kiến nghị)

    - (4) Nơi nhận đề nghị

    - (5) Người (tổ chức) đề nghị

    - (6) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị

    - (7) Chữ kí và họ tên người đề nghị

    c. Tình huống trong sinh hoạt và học tập cần viết giấy đề nghị ta thấy rất nhiều, chẳng hạn:

    + Xin mượn hội trường để biểu diễn văn nghệ


    + Xin đi cắm trại của lớp

    + Xin mua thêm bàn ghế.

    Câu 3:

    Tình huống cần viết giấy đề nghị là (a), (b), (c).

    II. Cách làm văn bản đề nghị

    1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị

    a. Các mục trong hai văn bản đề nghị 1 và 2 (SGK trang 124 - 125) được trình bày theo thứ tự: ai đề nghị, đề nghị ai (nơi nào), đề nghị điều gì, đề nghị để làm gì.

    - Hai văn bản 1 và 2 giống nhau ở cách trình bày các mục, khác nhau ở nội dung cụ thể.

    - Những phần quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị gồm: đề nghị điều gì và đề nghị để làm gì.

    b. Các văn bản đề nghị tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà nội dung đề nghị có thể khác nhau nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc về khuôn mẫu dàn mục:

    - (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ

    - (2) Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị

    - (3) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc kiến nghị)

    - (4) Nơi nhận đề nghị

    - (5) Người (tổ chức) đề nghị


    - (6) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị

    - (7) Chữ kí và họ tên người đề nghị

    2. Một số yêu cầu về trình bày:

    + Tên văn bản cần viết chữ in hoa.

    + Các mục của văn bản phải được trình bày rõ ràng, cân đối.

    III. Luyện tập

    Đơn và Đề nghị đều xuất phát từ một nhu cầu, nguyện vọng nào đó cần được người (cấp) có thẩm quyền giải quyết. Nhưng Đơn thì thường là nguyện vọng của cá nhân còn Đề nghị thường là nguyện vọng của tổ chức, tập thể