“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc lớn, tiếng khóc bi tráng”

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Gợi ý làm bài:

    • Mở bài:
    Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và văn bản: văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, vấn đề nghị luận:
    • Thân bài:
    – Tác phẩm thể hiện niềm cảm thương, đau xót sâu sắc của tác giả và nhân dân trước cái chết oanh liệt của những người nghĩa sĩ( phần ai vãn ).

    – Trong niềm đau thương có nỗi tiếc hận vào sự nghiệp chính nghĩa của những người nghĩa sĩ chưa thành và sự đau xót vì tình cảnh bơ vơ của những gia đình mất người thân, có uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của dân tộc.

    – Niềm tự hào, cảm phục trước tư thế oanh liệt của những người nghĩa sĩ đã lấy cái chết để đền nợ nước, làm sáng ngời chân lí: “Thà thác mà đặng câu địch khái…. thác cũng thờ vua”.

    – Ngợi ca công trạng và khẳng định sự thiêng liêng, bất tử của những người anh hùng.

    – Tiếng khóc bi thiết, xót xa nhưng không bi lụy, không nhuốm màu tang tóc thê lương vì trong tiếng khóc có cả niềm cảm phục, tự hào.

    – Tiếng khóc không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về sự sống, về sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Nó khơi gợi lòng căm thù giặc và ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước, phát hiện ra vai trò lịch sử cùng những giá trị tinh thần cao đẹp và bất tử của những người nghĩa sĩ – nông dân. Đó là những giá trị quyết định sự trường tồn của một dân tộc.
    • Kết luận:
    Bài văn tế ca ngợi lòng yêu nước tinh thần quả cảm của những người nghĩa sĩ – nông dân Cần Giuộc, từ đó khẳng định lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân vì nghĩa của con người Việt Nam, đồng thời thể hiện tấm lòng tác giả đối với những con người ấy. Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng ngời sáng như tấm gương những người nghĩa sĩ.