Vật lý 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    Nam châm điện và nam châm vĩnh cửu được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và kĩ thuật: như trong loa điện, rơle điện từ, chuông báo động, máy phát điện, điện thoại, la bàn, cần cẩu điện …

    1. Loa điện.
    a. Nguyên tắc hoạt động của loa điện.
    • Khi dòng điện vào ống dây thay đổi thì ống dây dao động, làm cho màng loa dao động theo và phát ra âm thanh.
    • Loa điện biến dao động điện thành âm thanh.
    b. Cấu tạo của loa điện.
    Bộ phận chính của loa điện gồm :

    • Ống dây
    • Màng loa
    • Nam châm
    [​IMG]

    2. Rơle điện từ
    a. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ.
    Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

    Có 1nam châm điện, 1 thanh sắt và 2 mạch điện 1& 2.

    [​IMG]

    b. Làm việc
    Khi đóng công tắc K dòng điện chạy qua nam châm điện, nam châm điện hút thanh sắt làm đóng kín mạch điện 2 dòng điện chạy qua động cơ làm việc.

    c. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ
    Chuông báo động

    Việc sử dụng Nam châm điện thay cho các động cơ nhiệt để vận chuyển hàng hoá (sắt, thép…) trong sản xuất góp phần bảo vệ môi trường.


    Bài tập minh họa
    Bài 1.
    Điện kế là dụng cụ được dùng để phát hiện dòng điện. Điện kế tự làm lấy gồm một cái hộp trong đó gắn cố định một cái la bàn thông thường với hai cuộn dây dẫn mắc nối tiếp, cách điện quấn quanh hộp (hình 26.2).

    [​IMG]


    a. Mức độ phát hiện được dòng điện yếu của điện kế này phụ thuộc vào những yếu tố nào?
    b. Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua ha cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được chỉ ra trên hình vẽ.

    Hướng dẫn giải:
    a. Vào số vòng dây của cuộn dây và độ lớn của cường độ dòng điện qua cuộn dây.
    b. Kim của la bàn sẽ nằm dọc theo các đường sức từ bên trong ống dây, có nghĩa là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp. Bỏ qua từ trường của trái đất vì từ trường này rất yếu so với từ trường của ống dây.
    Bài 2.
    Một thanh thép có một đầu được sơn màu đỏ, đầu kia được sơn màu xanh. Dùng một nam châm điện hình chữ U để từ hóa thanh thép này (hình 26.1).
    [​IMG]

    Hãy mô tả bằng hình vẽ và giải thích cách đặt thanh thép đó lên nam châm điện để sau khi từ hóa, đầu sơn đỏ của thanh thép trở thành từ cực Bắc.

    Hướng dẫn giải.
    Cách đặt thanh thép được mô tả trên hình 26.1. Trên hình vẽ ta thấy, các đường sức từ của từ trường nam châm điện đi vào thanh thép tạo thành đường cong khép kín. Thanh thép bị từ hóa, nằm định hướng theo chiều của từ trường, có nghĩa là các đường sức từ đi vào đầu sơn xanh và đi ra đầu sơn đỏ của thanh thép. Đầu sơn đỏ của thanh thép sau khi bị từ hóa đã trở thành từ cực Bắc.
    [​IMG]